image banner
Công tác quản lý thu nợ và Ứng dụng Quản lý thu nợ (QTN) phiên bản 1.5.6
Lượt xem: 266
Công tác quản lý thu nợ là một chức năng quan trọng của ngành thuế, cần phải được tin học hóa ở mức độ cao, nhằm đảm bảo theo dõi được số tiền thuế nợ, tiền phạt nộp chậm của người nộp thuế cũng như các biện pháp mà cơ quan thuế đã áp dụng đối với người nộp thuế (NNT) để đôn đốc thu nợ thuế.

        
        Công tác quản lý thu nợ là một chức năng quan trọng của ngành thuế, cần phải được tin học hóa ở mức độ cao, nhằm đảm bảo theo dõi được số tiền thuế nợ, tiền phạt nộp chậm của người nộp thuế cũng như các biện pháp mà cơ quan thuế đã áp dụng đối với người nộp thuế (NNT) để đôn đốc thu nợ thuế.

 

Giao diện ứng dụng QTN cấp Cục thuế.

 

         Được sự chỉ đạo của Tổng cục thuế, Cục thuế tỉnh Long an đã đưa ứng dụng QTN triển khai tại Phòng Thu nợ và cưỡng chế thuế từ tháng 6/2007. Ứng dụng QTN nhằm phục vụ công tác như: phân công cán bộ theo dõi thu nợ, phân loại nợ thuế, ghi nhận các biện pháp đôn đốc thu nợ đối với NNT mà cán bộ thu nợ đã thực hiện, thông báo nợ thuế, tính phạt chậm nộp, ban hành quyết định phạt, tổng hợp, phân loại nợ v.v… Do đây là ứng dụng được thiết kế lập trình để chạy trên mạng máy tính 3 lớp theo mô hình cấp Cục, có cơ sở dữ liệu quản lý tập trung tại Phòng máy chủ Cục thuế, các máy trạm tại Văn phòng Cục thuế và Chi cục thuế có thể kết nối truy cập từ xa thông qua giao diện Web để làm việc. Thời gian qua chưa triển khai ứng dụng QTN cho các Chi cục thuế trực thuộc được vì ứng dụng quản lý thuế cấp Chi cục còn triển khai ứng dụng VAT_CC chưa triển khai ứng dụng QLT theo mô hình Cục, cho nên ứng dụng VAT_CC chưa thể tách tổng số nợ của NNT theo từng khoản nợ, chưa khóa được sổ thuế để đảm bảo số nợ của NNT là duy nhất trong từng kỳ thuế, chưa theo dõi quản lý khoản nợ này có nguồn gốc từ đâu, chưa có chỉ tiêu hạn nộp của khoản thuế phát sinh để ứng dụng có thể xác định được nợ… Dự kiến trong tháng khoảng 12 năm 2009 Cục thuế sẽ chuyển đổi ứng dụng VAT_CC sang môi trường Fox for Win để có thể xác định được các khoản nợ của NNT và trên cơ sở này sẽ triển khai ứng dụng QTN cho các Chi cục thuế trực thuộc.

         

        Để đáp ứng yêu cầu thay đổi chính sách thuế cũng như hoàn chỉnh các chức năng đã có của ứng dụng, thực hiện công văn số 3974 /TCT-CNTT ngày 28 tháng 9 năm 2009 của Tổng cục thuế “về việc triển khai nâng cấp các ứng dụng QLT 1.6.0, QCT 1.0.8, VAT_CC 4.3.0, QHS 1.5.8, QTT 1.0.6, QTN 1.5.6, Tinc 4.1.2, Tincc_TT 4.1.1”. Ngày  30 tháng 9 năm 2009 Cục thuế đã nâng cấp ứng dụng QTN phiên bản 1.56. Phiên bản này có một số chức năng mới, xin trình bày dưới dạng câu hỏi để người sử dụng dễ dàng tiếp cận hơn như sau:

            Hỏi: Xin cho biết chức năng nhập lịch trình thanh toán nợ phân kỳ dùng khi nào, các bước thực hiện như thế nào?

            Trả lời: Chức năng nhập lịch trình thay toán nợ theo phân kỳ được dùng khi có một khoản nợ được gia hạn nộp thuế thành nhiều lần với số tiền và hạn nộp khác nhau. Tuy vậy, khi nhập lịch trình thanh toán nợ phân kỳ chỉ làm cho khoản nợ này không bị tính phạt nộp chậm nếu chưa tới thời hạn gia hạn của khoản nợ này. Sở dĩ, ứng dụng QTN không tính phạt nộp chậm đối với các trường nộp này vì nó căn cứ vào chỉ tiêu “thời hạn gia hạn” được nhập vào ứng dụng so với “ngày hiện tại” để bỏ qua các khoản nợ này không tính phạt nộp chậm.

 

            Hỏi: Trong phiên bản nâng cấp QTN này có chức năng kéo lại nợ, chức năng này có ý nghĩa như thế nào? Thực hiện kéo lại nợ như thế nào? Ai kéo?

            Trả lời: Chức năng kép lại nợ mới được bổ sung trong phiên bản nâng cấp 1.5.6; chức năng này chỉ có một số cán bộ được phân quyền mới được thực hiện vì sau khi kéo lại nợ dữ liệu nợ đã phân loại bị thay đổi. Chức năng này dùng để kéo lại nợ của một hoặc nhiều mã số thuế có sự sai lệch về nợ giữa ứng dụng QLT với ứng dụng QTN tại kỳ lập sổ hiện tại, mà giữa cán bộ nợ của bộ phận thu nợ và cán bộ quản lý của bộ phận kê khai và kế toán thuế đã đối chiếu số liệu rồi mới thực hiện chức năng này. 

            Để thực hiện chức năng kéo nợ, người sử dụng thực hiện các bước sau:

            Chọn chức năng “kéo nợ” trong phân hệ “tham số hệ thống”. Nhập mã số thuế hệ thống sẽ thực hiện kéo lại nợ của kỳ lập sổ nợ gần nhất cho một hoặc tất cả các mã số thuế tùy điều kiện kéo lại nợ người sử dụng chọn. (Chú ý: Để thực hiện kéo lại nợ yêu cầu người sử dụng phải xóa hết lịch trình thanh toán trong kỳ đã nhập, thông báo phạt nộp chậm đã được hạch toán nếu có). Hiện nay, đang nhờ nhóm hỗ trợ TCT kéo nợ để đảm bảo chính xác, vì số liệu về nợ thuế của NNT rất quan trọng không phải ai cũng tùy tiện được thay đổi.

 

            Hỏi: Chức năng điều chỉnh phạt nộp chậm mới được bổ sung trong phiên bản 1.5.6 được thực hiện như thế nào?

            Trả lời: Để thực hiện chức năng “Điều chỉnh phạt nộp chậm” người sử dụng thực hiện các bước như sau: vào chức năng Thông báo nợ - PNC\Phiếu điều chỉnh tiền PNC\Nhập phiếu điều chỉnh tiền PNC để sửa  thông tin kết quả tính phạt nộp chậm của từng khoản nợ trong kỳ lập sổ nợ mà chưa ban hành Thông báo phạt nộp chậm.

            Nhập thông tin về MST cần điều chỉnh tiền phạt nộp chậm.

            Điều chỉnh thông tin về số tiền phạt nộp chậm, số tiền này sẽ được đưa lên thông báo phạt nộp chậm và là số tiền NNT sẽ bị phạt.

 

            Hỏi: Để có đáp án cho câu hỏi tháng này đã thu được bao nhiêu tiền nợ trong tổng số nợ tháng trước đưa sang có thể tìm trong báo cáo nào?

            Trả lời: Báo cáo kết quả thu nợ thuế trong phân hệ  Báo cáo - Sổ sách sẽ trả lời câu hỏi về số tiền nợ thu được trong tháng là bao nhiêu? Trong đó nợ mới phát sinh là bao nhiêu? Nợ của tháng trước đã thu được trong tháng này là bao nhiêu? Báo cáo này được tổng hợp và ban hành theo mẫu 10-QTR-QTN.

            Báo cáo này cho biết số nợ thuế đã thu được trong tháng không phân biệt các biện pháp đã thực hiện. Để in báo cáo này người sử dụng chọn chức năng Báo cáo - Sổ sách\ In báo cáo\ Báo cáo kết quả thu nợ thuế và thực hiện in.

 

            Hỏi: Quá trình theo dõi gửi nhận báo cáo được ứng dụng QTN thực hiện như thế nào?

            Trả lời: Chức năng theo dõi nhận báo cáo để theo dõi các báo cáo đã gửi nhận được. Để tra cứu các quá trình gửi báo cáo người sử dụng chọn chức năng Truyền nhận Báo cáo\Theo dõi gửi (nhận) báo cáo\Theo dõi gửi báo cáo.

            Hệ thống cho phép người sử dụng kiểm tra các quá trình gửi, người dùng có thể biết được tình trạng của loại báo cáo gửi như: Loại báo cáo, Kỳ báo cáo, Ngày gửi, Trạng thái. Quá trình nhận báo cáo từ Chi cục thuế về Cục thuế cũng được thực hiện tương tự như việc theo dõi gửi.

 

Phòng Tin học.

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1