| Cơ quan thuế cần thực hiện khẩn trương, quyết liệt về yêu cầu phát hành HĐĐT trong kinh doanh xăng, dầu | Cơ quan thuế cần thực hiện khẩn trương, quyết liệt về yêu cầu phát hành HĐĐT trong kinh doanh xăng, dầu | |
Đây là chỉ đạo quyết liệt của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế tại Công văn số 5468/TCT-DNL về việc yêu cầu cơ quan thuế các cấp khẩn trương, quyết liệt triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính trong chỉ đạo triển khai quy định phát hành hóa đơn điện tử (HĐĐT) sau từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Việc phát hành HĐĐT theo từng lần bán hàng được Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) thực hiện từ ngày 01/7/2023 tại 2.700 cửa hàng thuộc hệ thống và không xảy ra tình trạng ách tắc tại các cửa hàng xăng dầu
Cần nhận thức rõ tầm quan trọng
Theo đó, nội dung Công văn số 5468/TCT-DNL chỉ rõ: Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 1123/CĐ-TTg ngày 18/11/2023 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng HĐĐT; Công điện số 1284/CĐ-TTg ngày 01/12/2023 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý, sử dụng HĐĐT đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành Chỉ thị số 04/CT-BTC ngày 24/11/2023 yêu cầu Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp tăng cường quản lý, sử dụng HĐĐT góp phần đẩy mạnh công tác chuyển đổi số quốc gia; Công văn số 13348/BTC-TCT ngày 04/12/2023 đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Bộ Tài chính trong công tác quản lý thuế nói chung và triển khai HĐĐT đối với lĩnh vực kinh doanh bán lẻ xăng dầu.
Đồng thời, ngày 13/11/2023, Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 5080/TCT-DNL yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, thúc đẩy việc triển khai phát hành HĐĐT sau từng lần bán hàng đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu.
Tổng hợp nhanh báo cáo của các Cục Thuế cho thấy cơ bản Cục Thuế chưa nhận thức được tầm quan trọng, khẩn trương, quyết liệt của Chính phủ, Bộ Tài chính trong chỉ đạo triển khai được quy định phát hành HĐĐT sau từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu, dẫn đến chưa triển khai quyết liệt, triệt để đến các phòng, Chi cục thuế trực thuộc, cá biệt một số Cục Thuế đề xuất, kiến nghị không phù hợp với quy định về hóa đơn, chứng từ tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
Quán triệt đầy đủ, kịp thời yêu cầu chỉ đạo
Để thực hiện kịp thời, hiệu quả Công điện số 1123/CĐ-TTg; Công điện số 1284/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 04/CT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần thực hiện một số yêu cầu nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tổ chức quán triệt đầy đủ, kịp thời tới từng lãnh đạo, công chức trong đơn vị về quan điểm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính tại các văn bản nêu trên để nâng cao hơn nữa nhận thức về trách nhiệm tổ chức, cá nhân của cán bộ, công chức tại đơn vị trong việc tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về hóa đơn, chứng từ tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, đặc biệt là quy định về lập HĐĐT sau từng lần bán hàng tại các cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP là một trong các nhiệm vụ bắt buộc, quan trọng phải thực hiện.
Giao Cục trưởng Cục Thuế trực tiếp chỉ đạo đến lãnh đạo Cục Thuế, lãnh đạo Phòng, Chi cục thuế và cán bộ, công chức nghiên cứu kỹ nội dung Công văn số 13384/BTC-TCT và chỉ đạo của Tổng cục Thuế tại Công văn số 5080/TCT-DNL để tham mưu với UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai tới DN, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu thực hiện phát hành HĐĐT sau từng lần bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo quy định.
Thứ hai, rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý thuế đối với các DN, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn, triển khai các giải pháp quản lý hiệu quả để tăng cường quản lý thu đảm bảo thu đúng, thu đủ; đẩy mạnh các giải pháp chống gian lận, thất thu thuế theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, phối hợp các cơ quan chức năng trên địa bàn tham mưu UBND tỉnh, thành phố thành lập các tổ liên ngành triển khai HĐĐT theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, lập kế hoạch cụ thể, triển khai ngay các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, quyết liệt yêu cầu các đơn vị kinh doanh bán lẻ xăng dầu lập HĐĐT sau từng lần bán hàng tại các cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính.
Tổng cục Thuế đề nghị Cục trưởng Cục Thuế khẩn trương chỉ đạo thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc vượt thẩm quyền thì báo cáo về Tổng cục Thuế.
XUẤT HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ TẠI CÁC CÂY XĂNG LÀ BẮT BUỘC
Bộ Tài chính cho biết, với khách hàng không lấy hóa đơn, cửa hàng xăng dầu cũng phải lập hóa đơn, tuy nhiên, việc xuất HĐĐT đối với trường hợp này là cho khách hàng cá nhân không kinh doanh nên trên hóa đơn không nhất thiết phải có đầy đủ các chỉ tiêu (không cần thông tin người mua), việc lập HĐĐT là theo phần mềm, được thực hiện tự động, số lượng HĐĐT đã xuất sẽ được lưu trữ đầy đủ bằng hình thức điện tử (không phải in ra) tại các cửa hàng xăng dầu và đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Do đó, việc xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng không làm mất thời gian của người mua không có nhu cầu lấy hóa đơn nhưng vẫn đảm bảo DN tuân thủ đúng quy định và HĐĐT được lưu trữ, tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Thực tế thực hiện tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho thấy việc phát hành HĐĐT theo từng lần bán hàng cho khách hàng có nhu cầu lấy hóa đơn sẽ nhận được HĐĐT về hộp thư điện tử của mình để có thể tra soát, đối chiếu. Đối với khách hàng không kinh doanh (không có nhu cầu lấy hóa đơn), hệ thống ứng dụng phát hành HĐĐT của DN tự động xử lý, phát hành hóa đơn và lưu trữ dưới hình thức điện tử và truyền về cơ quan thuế theo bảng tổng hợp dữ liệu HĐĐT từng mặt hàng bán trong ngày.
Việc phát hành HĐĐT theo từng lần bán hàng được Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thực hiện từ ngày 01/7/2023 tại 2.700 cửa hàng thuộc hệ thống và không xảy ra tình trạng ách tắc tại các cửa hàng xăng dầu.
|
* Công văn số 5468/TCT-DNL đính kèm:
Tài liệu đính kèm:
Cong+van+so+5468_TCT-DNL.pdf
(Phòng CNTT trích nguồn từ website Tổng cục Thuế)
| 07/12/2023 4:00 CH | Đã ban hành | Approved | | Cục Thuế tỉnh Long An tuyên dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2022. | Cục Thuế tỉnh Long An tuyên dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2022. | |
Để tôn vinh những đóng góp của
người nộp thuế
trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Sáng
ngày 05/12/2023, Cục Thuế
tỉnh
Long An long trọng tổ chức Hội nghị tuyên dương
các
tổ chức, cá nhân
có thành tích xuất sắc trong việc chấp hành chính
sách, pháp luật thuế năm
2022.
Tham dự
Hội nghị có Đồng chí Nguyễn Thanh Hải - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đồng chí Mai Văn Nhiều - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Đồng chí Hoàng Đình Cán – Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Đồng chí Huỳnh Văn Sơn- Tỉnh ủy viên - Phó chủ tịch UBND
Tỉnh và đại diện
Lãnh đạo các Sở ban ngành trong tỉnh.
Về phía Cục Thuế
tỉnh Long An
có sự tham dự của đồng chí
Nguyễn Văn Thủy
–
Bí thư Đảng ủy, Cục Trưởng Cục Thuế; Ban Lãnh đạo Cục Thuế, các đồng chí Trưởng phòng, Chi cục trưởng các Chi cục Thuế trực thuộc cùng đại diện
84
doanh
nghiệp, cá nhân
tiêu biểu được tuyên dương khen thưởng.
Trong số
84 tổ chức, cá nhân được tuyên dương khen thưởng thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2022 có 20 doanh nghiệp nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, 01 doanh nghiệp nhận Giấy khen của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế, 56 doanh nghiệp và 07 hộ kinh doanh nhận Giấy khen của Cục trưởng Cục Thuế Long An.
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí
Nguyễn Văn Thủy
– Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Thuế cho biết:
Giai đoạn vừa qua, trong bối cảnh nền kinh tế còn ảnh hưởng nặng nề sau dịch bệnh Covid-19, trước nhiều khó khăn, thách thức cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh đã năng động, sáng tạo phát triển sản xuất, kinh doanh, tích cực sát cánh, đồng hành cùng cơ quan thuế thực hiện tốt các chính sách, pháp luật thuế, qua đó góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trước vô vàng khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người nộp thuế, việc hoàn thành vượt thu ngân sách nhà nước năm 2022 cũng như công tác thu ngân sách năm 2023 do cơ quan thuế quản lý đã đạt được những kết quả khả quan là một minh chứng rõ nét tinh thần khắc phục khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tranh thủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để sớm khôi phục sản xuất, kinh doanh và có những đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách. Cụ thể, tổng thu nội địa năm 2022 là 17.519 tỷ đồng, đạt 130,6% dự toán TW, đạt 128,9% dự toán ĐP và bằng 121,3% so với cùng kỳ. Nếu trừ XS, trừ TSDĐ tổng thu nội địa năm 2022 là 12.175 tỷ đồng, đạt 124,3% dự toán TW, đạt 122,4% dự toán ĐP và bằng 120,1% so với cùng kỳ.
Trong
11 tháng năm
2023,
tình hình kinh tế xã hội tỉnh Long An diễn ra trong điều kiện còn nhiều khó khăn thách thức nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh
nghiệp, người nộp thuế,
ngành Thuế Long An thu
đạt 14.841,1 tỷ đồng, đạt 99,8% so dự toán TW, đạt 94,6% dự toán ĐP.
Để kịp thời hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp , người nộp thuế, ngành Thuế đã đẩy mạnh tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, giúp doanh nghiệp, người nộp thuế thực hiện đúng chính sách pháp luật thuế. Các chính sách thuế hỗ trợ người nộp thuế do ảnh hưởng Covid-19 được ngành thuế triển khai nhanh chóng, kịp thời đến tất cả người nộp thuế để áp dụng. Ngoài ra, công tác cải cách hành chính luôn được xem là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và liên tục, với phương châm: “Lấy Người nộp thuế làm trung tâm phục vụ” mọi cải cách thủ tục hành chính của cơ quan thuế đều hướng tới phục vụ tốt nhất cho người nộp thuế, mọi chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn phải được truyền tải đầy đủ, kịp thời tới người nộp thuế để doanh nghiệp, doanh nhân và người nộp thuế thật sự hài lòng trong chấp hành chính sách pháp luật về thuế, tạo sự đồng thuận của người nộp thuế và sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân trong triển khai thực hiện công tác thuế.
Đồng chí Huỳnh Văn Sơn- Tỉnh ủy viên -
Phó
Chủ tịch
thường trực UBND tỉnh
ghi nhận và biểu dương những nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân.
Thay mặt lãnh đạo UBND
tỉnh, phát biểu tại hội nghị, đồng chí Huỳnh Văn Sơn- Tỉnh ủy viên - Phó chủ tịch UBND Tỉnh biểu dương sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ, công chức, người lao động Cục Thuế
Long An, đồng thời biểu dương những nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong việc đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh và thực hiện tốt chính sách, pháp luật về thuế, các doanh nghiệp,
doanh nhân
đã chủ động vượt qua khó khăn để duy trì sản xuất, kinh doanh hiệu quả, đóng góp tích cực vào nguồn thu cho
NSNN,
góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Phó chủ tịch UBND
Tỉnh yêu cầu Cục Thuế
Long An
tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng hiện đại, minh bạch, ứng dụng tốt công nghệ vào công tác quản lý thuế; tích cực triển khai các biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo nguồn thu bền vững cho Ngân sách Nhà
nước.
Đối với doanh nghiệp,
doanh nhân,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong các doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn chủ động khắc phục khó khăn, tìm kiếm thị trường, tổ chức sản xuất, kinh doanh ngày càng hiệu quả, thúc đẩy kinh tế phát
triển,
ý thức ngày càng cao trong việc chấp hành chính sách, pháp luật
thuế.
Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn đồng hành, sát cánh cùng cơ quan, doanh nghiệp, doanh nhân, người nộp thuế trên địa bàn tỉnh; quan tâm
tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và người nộp thuế trên địa bàn
nộp đúng, nộp đủ, nộp kịp thời các khoản thu vào ngân sách Nhà nước phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà.
Một số hình ảnh Lãnh đạo trao Bằng khen và Giấy khen
cho tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính
sách, pháp luật thuế năm
2022.
Đồng chí Nguyễn Thanh Hải - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy
trao Bằng khen của UBND cho tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính
sách, pháp luật thuế năm
2022.
Đồng chí Huỳnh Văn Sơn- Tỉnh ủy viên -Phó
Chủ tịch
thường trực UBND tỉnh trao Bằng khen của UBND cho tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính
sách, pháp luật thuế năm
2022.
Đồng chí Nguyễn Văn Thủy
– Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Thuế trao Giấy khen Tổng cục Thuế cho tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách thuế năm 2022
Đồng chí Nguyễn Văn Thủy
– Bí thư Đảng ủy , Cục trưởng Cục Thuế trao Giấy khen Cục Thuế cho tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách thuế năm 2022
Đồng chí Trần Thị Thu Vân–
Phó
Cục trưởng Cục Thuế trao Giấy khen
Cục Thuế cho tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách thuế năm
2022
Đồng chí Nguyễn Ngọc Minh Sang-Phó
Cục trưởng Cục Thuế trao Giấy khen
Cục Thuế cho tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách thuế năm
2022
Bế mạc Hội nghị, Lãnh đạo Cục Thuế trân trọng cảm ơn sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy,
HĐND, UBND tỉnh, sự hỗ trợ chỉ đạo về chuyên môn của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế, sự giúp đỡ, phối hợp của các ngành các đơn vị liên quan và những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và tin tưởng rằng sau hội nghị này, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục phát huy tốt kết quả đã đạt được, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện tốt nghĩa vụ với NSNN, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh./.
P.TTHT | 06/12/2023 10:00 SA | Đã ban hành | Approved | | Tăng cường công tác phối hợp triển khai hóa đơn điện tử trong kinh doanh xăng dầu | Tăng cường công tác phối hợp triển khai hóa đơn điện tử trong kinh doanh xăng dầu | |
Ngày 04/12/2023, Bộ Tài chính có Công văn số 13348/BTC-TCT gửi Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị phối hợp chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Bộ Tài chính tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, thúc đẩy việc triển khai phát hành HĐĐT theo từng lần bán hàng đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu
Nội dung Công văn viết: Đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu, theo quy định tại điểm i khoản 4 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ “Thời điểm lập HĐĐT đối với trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là thời điểm kết thúc việc bán xăng dầu theo từng lần bán. Người bán phải đảm bảo lưu trữ đầy đủ HĐĐT đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh, cá nhân kinh doanh và đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu”.
Đến nay, theo thống kê sơ bộ thì mới chỉ có Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và Công ty TNHH MTV Dầu khí TP Hồ Chí Minh thực hiện việc xuất HĐĐT sau từng lần bán hàng với khoảng trên 2.700 cửa hàng, chiếm khoảng 16% tổng số cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên cả nước. Các DN, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu còn lại mặc dù đã thực hiện HĐĐT nhưng chưa thực hiện được việc lập HĐĐT đối với từng lần bán hàng theo quy định nêu trên.
Ngày 18/11/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 1123/CĐ-TTg về tăng cường quản lý, sử dụng HĐĐT góp phần đẩy mạnh công tác chuyển đổi số quốc gia và ngày 01/12/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 1284/CĐ-TTg về tăng cường công tác quản lý, sử dụng HĐĐT đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Để thực hiện hiệu quả chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ tại các Công điện nêu trên, Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-BTC ngày 24/11/2023 yêu cầu Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp tăng cường quản lý, sử dụng HĐĐT góp phần đẩy mạnh công tác chuyển đổi số quốc gia, Tổng cục Thuế có Công văn số 5080/TCT-DNL ngày 13/11/2023 chỉ đạo các Cục Thuế địa phương khẩn trương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, thúc đẩy việc triển khai phát hành HĐĐT theo từng lần bán hàng đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu.
Bộ Tài chính đề nghị đồng chí Chủ tịch NBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện một số nội dung trọng tâm như sau:
Một là, quán triệt đầy đủ, kịp thời quan điểm, nhận thức về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về hóa đơn, chứng từ tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, đặc biệt là quy định về lập HĐĐT theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP là một trong các nhiệm vụ bắt buộc, quan trọng phải thực hiện tại địa phương.
Hai là, chỉ đạo các cơ quan ban ngành tại địa phương (công thương, công an, thông tin và truyền thông, kế hoạch và đầu tư, khoa học và công nghệ,…) phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế thành lập các đoàn liên ngành làm việc trực tiếp với các DN, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu để nắm bắt thực tế việc triển khai phát hành HĐĐT theo từng lần bán hàng, thực tế hạ tầng kỹ thuật, mức độ, khả năng đáp ứng việc triển khai áp dụng HĐĐT theo từng lần bán hàng của tất cả các cửa hàng kinh doanh, bán lẻ xăng dầu tại địa phương; làm việc với các DN cung cấp giải pháp.
Từ đó, tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố các giải pháp, biện pháp đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả thúc đẩy các DN, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn thực hiện được việc phát hành HĐĐT sau từng lần bán hàng theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1123/CĐ-TTg, Công điện số 1284/CĐ-TTg; phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định đối với các trường hợp không thực hiện hoặc cố tình không thực hiện.
Ba là, chỉ đạo Sở Công Thương, cơ quan quản lý thị trường phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan liên quan thực hiện giám sát chặt chẽ, tổ chức kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu của các đơn vị kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, đặc biệt là quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 80/2023/NĐ-CP ngày 17/11/2023 của Chính phủ về nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xăng dầu đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong việc thực hiện quy định về HĐĐT và cung cấp dữ liệu HĐĐT theo quy định của Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và cơ quan thuế.
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu; phối hợp với cơ quan thuế kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm pháp luật về HĐĐT theo từng lần bán hàng của đơn vị kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật.
Bốn là, chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông, các đài, báo tại địa phương phối hợp với cơ quan thuế tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hóa các biện pháp, giải pháp tuyên truyền đến người tiêu dùng, các đơn vị kinh doanh, bán lẻ xăng dầu hiểu rõ về lợi ích và trách nhiệm, hiệu quả của việc thực hiện quy định phát hành HĐĐT theo từng lần bán hàng tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, các hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác quản lý thuế.
Đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân, DN qua nhiều kênh thông tin , các tài liệu hướng dẫn, tuyên truyền về việc triển khai HĐĐT theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu đều được đăng tải trực tuyến trên trang web của Tỉnh và các trang mạng xã hội hợp pháp.
Năm là, chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn nắm bắt kịp thời các hình thức gian lận mới về HĐĐT nói chung và HĐĐT đối với kinh doanh xăng dầu nói riêng nhằm mục đích thu lợi bất chính hoặc chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước để có giải pháp ngăn chặn kịp thời, xử lý theo quy định.
Việc thực hiện phát hành HĐĐT theo từng lần bán xăng dầu sẽ góp phần giúp tăng cường kiểm soát việc phát hành hóa đơn, quản lý doanh thu và thực hiện nghĩa vụ thuế của DN, ngăn chặn tình trạng gian lận trong kinh doanh xăng dầu, hạn chế tình trạng buôn lậu xăng dầu,… đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch, tăng thu ngân sách nhà nước.
Để thực hiện thành công mục tiêu này cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị tại địa phương, tạo sự đồng thuận trong việc triển khai, tạo thói quen tiêu dùng văn minh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bộ Tài chính đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Bộ Tài chính trong công tác quản lý thuế nói chung và triển khai HĐĐT đối với lĩnh vực kinh doanh bán lẻ xăng dầu nói riêng, xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
(Phòng CNTT Trích đăng từ nguồn website Tổng cục Thuế)
| 06/12/2023 9:00 SA | Đã ban hành | Approved | | Đoàn công tác Tổng cục Thuế đến làm việc tại Cục Thuế tỉnh Long An | Đoàn công tác Tổng cục Thuế đến làm việc tại Cục Thuế tỉnh Long An | |
Chiều ngày 21/11/2023, Đồng chí Vũ Chí Hùng - Phó
Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế cùng các đồng chí lãnh đạo các Vụ: Dự toán thu thuế, Kê khai và kế toán thuế, Vụ Quản lý nợ, Vụ Doanh nghiệp
nhỏ cá nhân, Cục
Thuế Doanh nghiệp lớn, Cục Thanh tra kiểm tra đã có buổi
làm việc với Cục Thuế về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý thu ngân sách. Tham
dự buổi làm việc có các đồng chí Lãnh đạo Cục, Văn phòng, Trưởng các phòng và Chi cục Trưởng Chi cục
Thuế.
Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Thủy: Bí thư Đảng ủy -
Cục trưởng Cục Thuế báo cáo đánh giá thực hiện công tác thuế 10 tháng năm 2023, các nhiệm vụ, giải pháp
công tác thuế 2 tháng cuối năm 2023. Mặc dù triển khai nhiệm vụ thu ngân sách trong bối cảnh
tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến
phức tạp, tác động tiêu cực đến sự phục hồi và phát triển kinh tế toàn cầu và
trong nước, Chính phủ đã có nhiều giải pháp trong chỉ đạo, điều hành kinh tế xã
hội để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy
cơ gia tăng lạm phát, suy giảm tăng trưởng kinh tế gây khó khăn cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ
Tài chính, Tổng cục Thuế; Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và sự phối hợp của
các ngành, các cấp, kết quả thu NSNN đến ngày 31/10/2023 ngành thuế Long An thu được 13.564,042 tỷ đồng, đạt 91,2% so dự toán TW, bằng 88,3%
so cùng kỳ năm 2022.
Trừ số thu từ XSKT và tiền SDĐ thì tổng thu
NSNN đến ngày 31/10/2023 là 9.934,217 tỷ đồng, đạt 88,2%
so với dự toán TW, bằng 94,2% so với cùng kỳ năm 2022. Nhìn chung, về tổng thể tổng thu ngân
sách nhà nước lũy kế đến ngày 31/10/2023 đạt khá so với dự toán nhưng đạt thấp so với cùng kỳ,
trong đó các khoản thu giảm sâu so với cùng kỳ là: thu tiền sử dụng đất (bằng
51,5% so với cùng kỳ), lệ phí trước bạ (bằng 55% so với cùng kỳ), thuế thu nhập
cá nhân (bằng 66,4% so với cùng kỳ).
Với mục tiêu hoàn
thành dự toán
được giao năm 2023, đạt được
toàn diện các chỉ tiêu về khai, nộp thuế điện tử; về tỷ lệ nợ thuế; về tỷ lệ
thanh tra kiểm tra thuế,... Trong thời gian còn lại của năm 2023, Cục Thuế sẽ:
Tiếp
tục đẩy mạnh và tăng cường các giải pháp
hỗ trợ người nộp thuế, triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp, đồng hành cùng người nộp thuế (NNT), đồng hành đảm bảo tuân thủ pháp luật thuế
trên tất cả các khâu, chức năng quản lý thu thuế; tuyên truyền, hỗ trợ phổ biến kịp thời các chính sách về miễn, giảm thuế, tiền
thuê đất,...tạo thuận lợi tối đa cho NNT gắn với cải cách hiện đại hóa ngành Thuế.
Tham mưu kịp thời cho cấp ủy, chính quyền địa
phương, Ban chỉ đạo đôn đốc thu ngân sách các cấp trong công tác chỉ đạo, điều hành
thu ngân sách để quản
lý, nắm chắc các nguồn thu có khả năng thu để đôn đốc kịp thời vào ngân sách nhà nước.
Tổ chức họp giao ban định kỳ tháng/đột xuất
để giải quyết, tháo gở
kịp thời những
khó khăn, vướng mắc và đồng thời giao kế hoạch thu tháng cho các phòng thuộc Cục Thuế và Chi cục Thuế
nhằm khai
thác tốt nguồn thu, chống thất thu, thu hồi nợ đọng đạt hiệu quả.
Tăng cường công tác quản lý kê khai thuế: chống thất thu về đối
tượng, chống thất thu về doanh số, thường xuyên theo dõi tình hình đăng ký mới,
tình hình ngừng nghỉ kinh doanh, cập nhật kịp thời các biến động về số lượng
người nộp thuế, tình hình chấp hành pháp luật trong việc kê khai thuế và nộp
thuế. Thực hiện quản lý
thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh đảm bảo theo đúng quy định.
Công tác thanh tra kiểm tra: Phấn đấu hoàn thành 100% Kế hoạch
thanh tra, kiểm tra thuế đã được Tổng cục Thuế phê duyệt.
Đẩy mạnh quản lý, kiểm soát tốt việc chống DN sử dụng hóa đơn
không hợp pháp. Toàn ngành Thuế quyết tâm rà soát việc sử dụng hóa đơn điện tử tất cả các
DN mới thành lập, DN đang quản lý nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời DN sử dụng
hóa đơn không hợp pháp. Từng công chức được phân công quản lý NNT
kiểm soát chặt chẽ tình hình xuất hóa đơn nhằm ngăn chặn, phát hiện kịp thời
các rủi ro.
Tăng cường đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, bám sát chỉ
tiêu thu nợ, từ đó phân bổ chỉ tiêu thu nợ đến từng đơn vị gắn với phân công
phân nhiệm cụ thể từng bộ phận, công chức để chủ động thực hiện tốt. Phấn đấu
hoàn thành chỉ tiêu thu hồi nợ do Tổng cục Thuế giao năm 2023.
Thực hiện quản lý thuế đối với hộ, cá nhân
kinh doanh đảm bảo theo đúng quy định. Đẩy mạnh
rà soát khai thác các nguồn thu từ cho thuê tài sản, cá nhân kinh doanh thương
mại điện tử, quản lý tốt đối với hộ kê khai; giám sát chặt chẽ việc ngừng, nghỉ kinh
doanh của các hộ, cá nhân kinh doanh nhằm chống thất thu trong lĩnh vực hộ, cá
nhân kinh doanh khoán thuế.
Phối hợp
với các ban ngành
của tỉnh để tham mưu giải quyết các vướng mắc về đất đai, đẩy nhanh tiến độ giải quyết
hồ sơ đất đai đảm bảo đúng quy định và tăng nguồn thu kịp thời cho ngân sách.
Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ,
thực hiện bố trí,
sắp xếp đội ngũ công chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, khen thưởng kịp thời và kỷ luật nghiêm minh. Sau khi nghe báo cáo của Cục Thuế và các ý kiến
tham gia góp ý của các thành viên trong Đoàn công tác.
Phát biểu
chỉ đạo tại buổi làm việc, đồng chí Vũ Chí Hùng-Phó Tổng cục Trưởng Tổng
cục Thuế đã ghi nhận, biểu dương
những nỗ lực thu
ngân sách của Cục Thuế đến thời điểm hiện tại, đồng chí đánh giá rất cao sự quyết tâm, nỗ lực của ngành Thuế, vai trò điều
hành tích cực, bám sát địa bàn, bám sát nguồn thu. Tuy nhiên, cũng còn có một số
nguồn thu tại các Chi cục đạt thấp và không có tăng
trưởng so với cùng kỳ.
Thời gian tới, Cục Thuế khẩn trương tập trung chỉ đạo và quán triệt trong toàn
ngành thuế có giải pháp thu trong thời gian còn lại trên tinh thần bám sát
nguyên tắc cơ cấu xây dựng dự toán năm 2023 và ước thu năm 2024.
Thực hiện công tác hoàn thuế kịp thời, đảm
bảo đúng quy trình và quy định.
Tổ chức theo dõi, giám sát tình hình nợ thuế để chỉ đạo
đôn đốc nộp kịp thời vào NSNN; đồng thời rà soát, phân loại nợ, phân tích
nguyên nhân nợ của từng đối tượng nợ thuế, lập danh sách các doanh nghiệp, cá
nhân nợ thuế theo từng nhóm nợ, áp dụng các biện pháp phù hợp với từng đối tượng
để thu nợ vào NSNN
theo quy định.
Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra để
hướng dẫn và nâng cao tuân thủ đối với người nộp thuế.
Ngành thuế tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc phát
hành, sử dụng hoá đơn, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi phát hành, sử dụng
hoá đơn, chứng từ không đúng quy định.
Tiếp tục
thực tốt công tác hỗ trợ người nộp thuế, giải quyết kịp thời các chính sách về
gia hạn, giảm thuế, tiền thuê đất...
Sau cuộc họp Đoàn công tác sẽ tổng hợp báo cáo,
các trao đổi thảo luận vướng mắc, đề xuất của Cục Thuế cũng như các ý kiến trao
đổi của Đoàn công tác để báo cáo Ban chỉ đạo thu ngân sách Tổng cục Thuế để có chỉ đạo xuyên suốt, cụ thể, chi tiết điều hành thu trong năm 2023 cũng như bám sát
điều hành thu năm 2024.
P. TTHT
| 01/12/2023 5:00 CH | Đã ban hành | Approved | | Tiếp tục tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử | Tiếp tục tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử | |
Chiều nay (28/11), dưới sự chủ trì của Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành, Tổng cục Thuế tổ chức Hội nghị sơ kết Đề án Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam. Hội nghị tổ chức bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp tại 477 điểm cầu với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế; lãnh đạo và các đơn vị chức năng thuộc 63 Cục Thuế tỉnh và 413 Chi cục thuế.

Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành phát biểu chỉ đạo hội nghị
Tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động TMĐT
Phát biểu tại Hội nghị, Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành cho biết, theo số liệu tại Sách trắng thương mại điện tử (TMĐT) của Bộ Công thương, tổng giá trị hàng hóa và tiêu dùng TMĐT tại Việt Nam đạt mức tăng trưởng vượt bậc từ 08 tỷ USD năm 2020 lên 16,4 tỷ USD năm 2022 và có khả năng tăng trưởng 35% mỗi năm, dự kiến đạt 21,3 tỷ USD vào năm 2023 và 57 tỷ USD vào năm 2025.
Theo Tổng cục trưởng, cùng với sự phát triển nhanh chóng, bùng nổ cùng nhiều hình thức mới nêu trên của TMĐT trong thời gian qua đã đặt ra những thách thức mới, không nhỏ đối với cơ quan thuế các cấp trong công tác quản lý thuế, đó là khả năng quản lý đầy đủ các nguồn thu, xác định đối tượng nộp thuế, xác định được căn cứ tính thuế, phân biệt rõ loại thu nhập làm cơ sở đánh thuế, kiểm soát giao dịch kinh doanh để quản lý đối tượng thu thuế và việc kiểm soát dòng tiền cũng không dễ dàng.
Để tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động TMĐT, hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2146/QĐ-TCT ngày 12/11/2021 về Kế hoạch tổng thể thực hiện các giải pháp tại Đề án quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam.

Đại diện Lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế phát biểu tham luận tại hội nghị
Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành khẳng định, để công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ngày càng hiệu quả, cần thiết phải tổ chức Hội nghị sơ kết công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐTđể đánh giá lại những công việc đã triển khai, những kết quả đạt được, những vấn đề phát sinh mới từ thực tiễn quản lý để xây dựng giải pháp hiệu quả hơn trong giai đoạn 2024-2025.
Đồng thời đề nghị đơn vị được giao chủ trì lắng nghe những sáng kiến trong công tác quản lý, thực tiễn triển khai, ghi nhận những đề xuất về các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại một số Cục Thuế trọng điểm.
Trên cơ sở đó tổng hợp, đề xuất những giải pháp hiệu quả hơn trong thời gian tới để đảm bảo trong giai đoạn 2024-2025 ngành Thuế sẽ xây dựng được mô hình quản lý thuế đối với TMĐT hiệu quả đáp ứng những đặc trưng của nền kinh tế số, phù hợp thông lệ quốc tế.

Đại diện Lãnh đạo Cục Thuế các địa phương chia sẻ thông tin và đưa ra những kiến nghị về công tác quản lý TMĐT trên địa bàn quản lý
Đã ghi nhận 357 sàn giao dịch cung cấp thông tin
Ngày 21/3/2022, Tổng cục Thuế đã khai trương Cổng TTĐT dành cho nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) (Etaxvn.gdt.gov.vn) nhằm hỗ trợ các NCCNN đăng ký, kê khai, nộp thuế trực tiếp từ bất cứ đâu trên thế giới. Theo báo cáo kết quả triển khai đề án quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, tính đến hết quý III/2023, đã có 74 nhà NCCNN thực hiện đăng ký thuế, kê khai thuế trên Cổng TTĐT dành cho NCCNN và nộp thuế với tổng số thuế khoảng 11.498 tỷ đồng.
Song song với đó, Cổng thông tin TMĐT cũng được Tổng cục Thuế chính thức vận hành ngày 15/12/2022 để tiếp nhận thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn từ các sàn giao dịch TMĐT đáp ứng quy định mới tại Nghị định số 91/2022/NĐ-CP ngày 30/10/2022.
Đến nay, sau 04 kỳ cung cấp thông tin, Cổng thông tin TMĐT đã ghi nhận 357 sàn giao dịch TMĐT thực hiện việc cung cấp thông tin. Theo thông tin sàn TMĐT cung cấp thì số lượng tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh trên sàn là hơn 191 nghìn với tổng giá trị giao dịch là gần 59 nghìn tỷ đồng.

Các điểm cầu trực tuyến tại Cục Thuế và các Chi cục thuế khu vực
Cơ sở dữ liệu phải đảm bảo đầy đủ, chính xác và bảo mật
Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành cho rằng, đây là những bước đi quan trọng của ngành Thuế để hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ngành Thuế đã và đang nỗ lực mở rộng triển khai các dịch vụ thuế điện tử bao gồm: khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế điện tử, hỗ trợ tra cứu thông tin nghĩa vụ thuế nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế nói chung, người nộp thuế kinh doanh TMĐT nói riêng trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế.
Trao đổi và tham luận tại hội nghị, nhiều ý kiến của lãnh đạo từ các đơn vị Cục Thuế địa phương cho rằng bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề phối hợp với các ngân hàng thương mại để khai thác thông tin và xác định giá trị giao dịch và việc khai thác thông tin từ doanh nghiệp hoạt động trung gian vận chuyển, trung gian thanh toán vẫn còn nhiều khó khăn.
Theo Phó Tổng cục trưởng Mai Sơn, cơ quan thuế các cấp cần phải chú trọng hoàn thiện cơ sở dữ liệu về TMĐT. Cơ sở dữ liệu phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời, phải được rà soát thường xuyên, liên tục, đặc biệt cần lưu ý tính bảo mật thông tin của cơ sở dữ liệu theo đúng quy định.

Quang cảnh điểm cầu tại trụ sở Tổng cục Thuế
Đồng quan điểm với Phó Tổng cục trưởng Mai Sơn, Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành nhận định, việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu về TMĐT đã quy định rõ ràng tại Luật Quản lý thuế. Đối với các ứng dụng, Tổng cục trưởng đề nghị các Cục Thuế tiếp tục nghiên cứu phát triển hỗ trợ công tác quản lý thuế.
Kết luận hội nghị, Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành đánh giá cao ý kiến góp ý của các đơn vị tham dự hội nghị. Đối với các đề xuất, kiến nghị của các đơn vị tại hội nghị, Tổng cục trưởng đề nghị đơn vị chủ trì ghi nhận, nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện quy định pháp luật trong thời gian tới.
(Phòng CNTT trích từ nguồn Website Tổng cục Thuế)
| 01/12/2023 2:00 CH | Đã ban hành | Approved | | Lợi ích sử dụng mã số định danh làm MST | Lợi ích sử dụng mã số định danh làm MST | |
Nếu như trước đây mỗi người được cấp một số CMT hoặc CCCD rồi lại được cấp thêm mã số thuế, mã số sổ BHXH, số thẻ BHYT…thì:
+ Về phía công dân: phải ghi nhớ rất nhiều loại thông tin và kê khai các thông tin này cho các cơ quan quản lý nhà nước khác nhau.
+ Về phía cơ quan nhà nước thì quản lý độc lập và không có sự liên kết, trao đổi thông tin giữa các ngành, lĩnh vực.
Khi sử dụng thống nhất mã số định danh công dân làm mã số thuế nói riêng để giải quyết TTHC với cơ quan thuế và sử dụng mã định danh để giải quyết TTHC với các cơ quan nhà nước khác thì đương nhiên người dân chỉ cần kê khai thông tin số định danh của mình; các cơ quan quản lý nhà nước có thể trao đổi thông tin về quản lý theo ngành, lĩnh vực đối với công dân để tăng cường hiệu quả quản lý thuế nói riêng và quản lý nhà nước nói chung.
Bên cạnh đó, đối với cá nhân có thông tin đăng ký thuế khớp đúng với CSDLQG dân cư, Tổng cục Thuế đã phối hợp với Bộ Công an để triển khai việc sử dụng tài khoản định danh điện tử để đăng nhập, xác thực thông tin người nộp thuế trên các nền tảng của ngành thuế (website, app etax mobile). Khi NNT có tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan thuế hoặc tài khoản định danh điện tử VNeID và các cơ quan quản lý nhà nước đã có sự kết nối, chia sẻ thông tin thì NNT không phải kê khai nhiều thông tin cá nhân như trước đây hoặc thông tin đã được tích hợp trong tài khoản định danh cá nhân sẽ được hỗ trợ tự động điền vào phần thông tin kê khai của NNT.
Hướng dẫn cơ quan chi trả thu nhập thực hiện nộp hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế cá nhân theo ủy quyền
1. Thành phần hồ sơ:
a. NNT là cá nhân nộp hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế cho cơ quan chi trả, gồm:
+ Văn bản ủy quyền (đối với trường hợp chưa có văn bản ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập trước đó) và;
+ Bản sao các giấy tờ có thay đổi thông tin liên quan đến đăng ký thuế của cá nhân hoặc người phụ thuộc.
NNT là cơ quan chi trả tổng hợp thông tin của người lao động, nộp hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp:
- Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 05-ĐK-TH- TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC để thay đổi thông tin NNT(lưu ý cập nhật đầy đủ 03 trường thông tin Họ và tên, Ngày sinh, Giấy tờ chứng thực cá nhân (ưu tiên cập nhật số CCCD mới nhất)).
- Mẫu số 20-ĐK-TH-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC để thay đổi thông tin NPT
(lưu ý cập nhật đầy đủ 03 trường thông tin Họ và tên, Ngày sinh, Giấy tờ chứng thực cá nhân (ưu tiên cập nhật số CCCD mới nhất)).
2. Phương thức nộp hồ sơ điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế:
Tổng cục Thuế đã nâng cấp ứng dụng đáp ứng việc kiểm tra dữ liệu kê khai thay đổi thông tin đăng ký thuế với CSDL quốc gia về dân cư trước khi NNT thực hiện nộp hồ sơ tới cơ quan thuế. Cụ thể, các bước nộp hồ sơ tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế./.
Tài liệu hướng dẫn sử dụng đính kèm: Tài liệu HDSD HT DV Thuế Điện tử.docx
Phòng CNTT – Cục Thuế
| 01/12/2023 9:00 SA | Đã ban hành | Approved | | Trao tặng Giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong nghiên cứu ứng dụng CNTT vào công tác quản lý | Trao tặng Giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong nghiên cứu ứng dụng CNTT vào công tác quản lý | |
Chiều ngày 27/11, trong chuyến công tác tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành đến dự Hội nghị giới thiệu 19 công cụ, ứng dụng do Cục Thuế xây dựng và phát triển để lựa chọn công cụ, ứng dụng triển khai mở rộng trên toàn quốc và trao Giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong nghiên cứu ứng dụng CNTT vào công tác quản lý của ngành Thuế. Dự hội nghị có Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế và lãnh đạo và công chức của 42 Cục Thuế của các tỉnh miền Bắc - Trung - Nam.

Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành phát biểu ghi nhận sự cố gắng của các Cục Thuế địa phương trong nghiên cứu ứng dụng CNTT vào công tác quản lý
Phát biểu tại hội nghị, Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành biểu dương và ghi nhận những nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công chức của các Cục Thuế trên cả nước ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao đã không ngừng nỗ lực, tranh thủ sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đã nghiên cứu và tự phát triển các công cụ, ứng dụng quản lý để đưa vào áp dụng thí điểm và được Cục Công nghệ thông tin (Tổng cục Thuế) thẩm định để có thể áp dụng trên diện rộng.
Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành khẳng định, công tác chuyển đổi số trong ngành Thuế được Chính phủ, Bộ Tài chính, Lãnh đạo Tổng cục rất quan tâm và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Bên cạnh việc triển khai các ứng dụng CNTT thống nhất toàn Ngành thì các Cục Thuế cũng hết sức chủ động trong việc nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các công cụ phục vụ cho các yêu cầu quản lý đặc thù tại từng địa phương.

Các đại biểu tham dự Lễ tôn vinh các tập thể, cá nhân
“Đây là những nỗ lực liên tục thể hiện tấm lòng yêu ngành, yêu nghề và rất đáng được ghi nhận. Tôi mong muốn trong thời gian tới, phát huy những kết quả đã đạt được, Cục Công nghệ thông tin cần tiếp tục vào cuộc để hỗ trợ về kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm để các Cục Thuế địa phương tiếp tục nghiên cứu các ứng dụng mới, thiết thực trong thực tiễn quản lý, từ đó góp phần vào công tác chuyển đổi số của ngành Thuế.”- Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành đề nghị.
Tổng cục trưởng cho rằng, trong mọi lĩnh vực, chức năng quản lý thuế từ hỗ trợ NNT, quản lý đăng ký thuế, đăng ký kinh doanh, kiểm soát các hồ sơ khai thuế (đặc biệt là về sắc thuế TNCN, TNDN,…), quản lý thuế đối với một số lĩnh vực đặc thù (xăng dầu, tiền thuê mặt đất mặt nước,…), quản lý rủi ro trong sử dụng hoá đơn, rủi ro đối với quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh, thanh tra kiểm tra,…, các Cục Thuế bên cạnh việc triển khai các chương trình ứng dụng thống nhất toàn ngành do Tổng cục triển khai cũng đã chủ động chủ động suy nghĩ, tìm tòi, xây dựng các công cụ phục vụ cho các yêu cầu quản lý “rất cụ thể”, “rất thực tế” tại từng địa phương.

Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành trao Giấy khen Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế biểu dương 11 tập thể
Theo Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành, nhận xét chung qua các công cụ đã được trình bày thì ngoài một công cụ có liên quan đến xử lý nghiệp vụ tác nghiệp (tính thuế, thông báo thuế…) của Cục Thuế tỉnh Thanh Hoá thì các công cụ còn lại chủ yếu là các công cụ khai thác dữ liệu như đăng ký thuế, tờ khai, hồ sơ quyết toán, báo cáo tài chính, hoá đơn điện tử, rủi ro,... từ các ứng dụng của ngành (TMS, HĐĐT, Báo cáo tài chính,…) từ đó xây dựng các báo cáo tổng hợp, báo cáo so sánh, đối chiếu, phát hiện sớm các sai sót, kiểm soát tiến độ dự toán và cung cấp thông tin cho NNT. Ngoài ra, có một số các công cụ mang tính hỗ trợ quản lý nội bộ như sổ tay nghiệp vụ của Cục Thuế TP Hà Nội.

Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành trao Giấy khen Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế biểu dương 07 cá nhân có thành tích xuất sắc trong ứng dụng CNTT vào công tác quản lý
Do yêu cầu là triển khai cho nội bộ Cục Thuế nên hầu hết các công cụ đều xây dựng ở phạm vi quy mô nhỏ, sử dụng các nền tảng kỹ thuật và công cụ phát triển chưa có tính bảo mật cao, vì vậy Tổng cục trưởng đề nghị sau hội nghị, Cục CNTT tiếp tục phối hợp với các Cục Thuế có công cụ, ứng dụng dự kiến triển khai trong toàn ngành cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện ở cấp độ kỹ thuật và bảo mật lớn hơn từ đó đề xuất phương án triển khai tiếp theo nhằm nâng cao hiệu quả, tối ưu nguồn lực, hỗ trợ các cơ quan thuế trong công tác quản lý và hỗ trợ tổ hơn cho người nộp thuế.

Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh trao Giấy khen Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế biểu dương các cá nhân có thành tích xuất sắc trong ứng dụng CNTT vào công tác quản lý
Để ghi nhận thành tích của các Cục Thuế cũng như các cá nhân đã có đóng góp trong việc xây dựng, triển khai công cụ CNTT hỗ trợ công tác quản lý thuế, Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế đã có Quyết định tặng giấy khen cho 11 tập thể và 18 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng, triển khai các công cụ CNTT phục vụ công tác quản lý thuế.
11 Cục Thuế được tôn vinh tại hội nghị, gồm: Cục Thuế TP Hà Nội; Cục Thuế TP Hồ Chí Minh; Cục Thuế tỉnh Bình Định; Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa; Cục Thuế TP Hải Phòng; Cục Thuế TP Đà Nẵng; Cục Thuế tỉnh Nghệ An; Cục Thuế tỉnh Phú Thọ; Cục Thuế tỉnh Quảng Nam; Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên; Cục Thuế tỉnh Yên Bái.
(Phòng CNTT trích nguồn từ Website Tổng cục Thuế) | 28/11/2023 9:00 SA | Đã ban hành | Approved | | Ngành Thuế chuyển đổi số công tác quản lý - mạnh từ nội lực | Ngành Thuế chuyển đổi số công tác quản lý - mạnh từ nội lực | |
Đó là khẳng định của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh tại Hội nghị giới thiệu 19 công cụ, ứng dụng do Cục Thuế xây dựng để lựa chọn triển khai mở rộng trên toàn quốc được Tổng cục Thuế tổ chức sáng nay 27/11 tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Hội nghị có sự tham gia của các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế và lãnh đạo, công chức của 42 Cục Thuế, gồm Cục Thuế các tỉnh miền Nam; Cục Thuế miền Bắc và miền Trung và 11 Cục Thuế có công cụ, ứng dụng được giới thiệu tham gia trình bày tại hội nghị.

Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh khẳng định, trong những năm qua ngành Thuế đã có một bước tiến dài trong nghiên cứu các ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý thuế đáp ứng yêu cầu điện tử hóa, số hóa của toàn Ngành, của Bộ Tài chính và của Chính phủ
Tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh cho biết, để hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ngành Thuế đã và đang nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số. Với trên 80 công cụ, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) do các Cục Thuế tự xây dựng và phát triển, ngành Thuế đã lựa chọn 19 công cụ, ứng dụng triển khai mở rộng trên toàn quốc.
Theo Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh, Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ, đặt mục tiêu: “Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN), phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp”.
“Đối với ngành Thuế, thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia trong nhiều năm qua, Tổng cục Thuế luôn tiên phong ứng dụng CNTT, hiện đại hóa trong lĩnh vực quản lý, giúp tăng cường hiệu quả, minh bạch trong quản lý thuế. Có thể khẳng định, hệ thống ứng dụng CNTT do Tổng cục Thuế xây dựng, cài đặt tập trung tại Tổng cục Thuế và triển khai cho các Cục Thuế trên phạm vi toàn quốc khai thác, sử dụng đã phát huy hiệu quả hết sức tích cực.” - Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh khẳng định.
Năm 2023, ngành Thuế tiếp tục tiến trình đẩy mạnh chuyển đổi số, điện tử hóa công tác quản lý thuế. Điển hình như: Triển khai Bản đồ số hộ kinh doanh giúp chuyển đổi căn bản công tác công khai thông tin hộ kinh doanh theo quy định của Luật Quản lý thuế từ phương thức thủ công trước đây sang phương thức điện tử.
Cùng với đó, vận hành hệ thống phân tích cơ sở dữ liệu và quản lý hóa đơn điện tử dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI) để tăng cường quản lý thuế, quản lý hóa đơn, góp phần kiểm soát, phát hiện nhanh các trường hợp gian lận.

Sự đồng thuận cao của các đơn vị trong nghiên cứu phát triển công cụ, ứng dụng CNTT trong quản lý là một bước đi cụ thể để toàn ngành Thuế thực hiện tốt mục tiêu “Lấy người nộp thuế làm trung tâm phục vụ”
Năm 2023 cũng là năm đánh dấu việc ngành Thuế đẩy mạnh công tác tiếp tục triển khai mở rộng chương trình HĐĐT từ máy tính tiền, từ đó góp phần xử lý minh bạch nguồn thu từ phía cơ quan thuế, tạo cơ sở để người kinh doanh bán hàng xuất hóa đơn kịp thời cho người mua và tạo điều kiện cho NNT lấy hóa đơn sau mỗi lần giao dịch và tham dự chương trình “hóa đơn may mắn” được ngành Thuế triển khai rộng khắp trên phạm vi toàn quốc và thu hút được sự quan tâm lớn của xã hội.
Thực hiện phương châm “Lấy người nộp thuế làm trung tâm phục vụ” ngành Thuế tiếp tục nỗ lực tăng cường ứng dụng CNTT nhằm gia tăng các tiện ích, tạo thuận lợi trong việc chấp hành các thủ tục đăng ký, kê khai, nộp thuế, triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số và đa dạng hóa công tác tuyên truyền hỗ trợ.
Đặc biệt, tiếp nối 2 năm liên tiếp (2021-2022), trong các cuộc bình xét, lựa chọn giữa các bộ, ngành Trung ương, Tổng cục Thuế được Bộ Thông tin và Truyền thông tôn vinh là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số và mới đây nhất, năm 2023 “Dịch vụ khai thuế GTGT đối với phương pháp khấu trừ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh” của Tổng cục Thuế tiếp tục được Bộ Thông tin và Truyền thông tôn vinh là 1 trong 4 dịch vụ công trực tuyến xuất sắc đáp ứng tốt nhất các tiêu chí “toàn trình” và “toàn dân” được tôn vinh lựa chọn, ghi nhận những nỗ lực chuyển đổi số của ngành Thuế.
Cục trưởng Cục CNTT Phạm Quang Toàn khẳng định đơn vị sẽ tăng cường chia sẻ kinh nghiệm để hỗ trợ Cục Thuế các địa phương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất và xây dựng ứng dụng CNTT quản lý thuế hiệu quả.
Đây là giải thưởng được Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức giữa các bộ, ngành, địa phương để phối hợp thực hiện tôn vinh dịch vụ công trực tuyến xuất sắc theo chỉ đạo tại Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, ngày 07/8/2023 với chủ đề “Tổ chức tôn vinh dịch vụ công chất lượng nhất, dịch vụ công thu hút được sự tham gia rộng rãi nhất.
Tối ưu nguồn lực hỗ trợ các cơ quan thuế nghiên cứu, phát triển các phần mềm CNTT
Năm 2023 cũng đánh dấu một bước tiến dài trong việc đưa công nghệ vào công tác quản lý, khi Tổng cục Thuế đã lựa chọn 19 ứng dụng do các Cục Thuế tự nghiên cứu xây dựng phát triển. Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác quản lý là bước tạo đà quan trọng để ngành Thuế cụ thể hóa mục tiêu chuyển đổi số toàn diện của Bộ Tài chính và của Chính phủ.
Với 19 công cụ được ngành Thuế lựa chọn từ 80 công cụ, ứng dụng CNTT được giới thiệu tại cả 3 miền Bắc-Trung-Nam lần này sẽ được tiếp tục hoàn thiện, phát triển và nhân rộng ra toàn ngành, phục vụ đắc lực mục tiêu hiện đại hóa ngành Thuế. Bên cạnh đó, việc chủ động xây dựng các công cụ, ứng dụng CNTT để áp dụng vào công tác quản lý thuế tại đơn vị đảm bảo phù hợp và hiệu quả, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi phương thức quản lý hiện đại, minh bạch, chuyên nghiệp của ngành Thuế đóng góp tích cực vào mục tiêu chuyển đổi số quốc gia.

Các công cụ, ứng dụng sẽ được Cục CNTT thẩm định theo các bước chặt chẽ để khi đưa vào thực tiễn sẽ phát huy tối đa hiệu quả trong công tác quản lý
Tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh thẳng thắn nhìn nhận và khẳng định, nhiệm vụ chuyển đổi số chỉ thực sự thành công khi mỗi người dân, DN tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Chính vì vậy ngành Thuế đã và đang triển khai áp dụng nhiều công cụ, ứng dụng CNTT, hiện đại hóa công tác quản lý thuế để hướng tới mục tiêu phục vụ người nộp thuế thực hiện pháp luật thuế được tốt nhất.
Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh cho rằng, 19 công cụ, ứng dụng CNTT do chính các Cục Thuế các tỉnh, thành xây dựng và phát triển liên quan đến 5 nhóm về lĩnh vực công tác thuế gồm: (i) Công tác quản lý thuế và quản lý hộ cá nhân kinh doanh; (ii) Kiểm soát dữ liệu hóa đơn điện tử; (iii) Đăng ký thuế, kê khai và kiểm soát hồ sơ kê khai thuế; (iv) Cung cấp các kênh hỗ trợ người nộp thuế; (v) Hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra và quản lý rủi ro đều là những quy trình nghiệp vụ quản lý thuế hết sức quan trọng được ngành Thuế ưu tiên nghiên cứu và phát triển.

Với sự tham dự trực tiếp của đội ngũ Lãnh đạo chủ chốt trong suốt quá trình triển khai giới thiệu công cụ, ứng dụng trên cả 3 miền Bắc-Trung-Nam đã thể hiện quyết tâm của ngành Thuế từ Trung ương đến địa phương trong chuyển đổi số đồng bộ và toàn diện
Theo Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh, căn cứ vào tình hình thực tế của các cơ quan thuế địa phương cũng như năng lực trí tuệ sáng tạo của cơ sở, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo Cục Công nghệ thông tin tăng cường chia sẻ kinh nghiệm và khuyến khích các Cục Thuế căn cứ vào quá trình triển khai nhiệm vụ của đơn vị, cần tìm ra những nhược điểm của phương thức quản lý thuế thủ công để từ đó mạnh dạn nghiên cứu, đề xuất và xây dựng ứng dụng CNTT quản lý thuế hiệu quả.
Với những sáng kiến, cải tiến ứng dụng để khai thác hiệu quả dữ liệu lớn phục vụ cho bài toán quán lý thực tiễn tại địa phương, điển hình như một số ứng dụng qua thẩm định và triển khai trong thực tiễn đã phát huy hiệu quả,
“Thời gian tới, nhiệm vụ triển khai ứng dụng CNTT của ngành Thuế còn rất nặng nề và cấp bách, cần sự vào cuộc khẩn trương, đồng bộ của cơ quan thuế các cấp. Vì vậy cơ quan thuế các cấp, đặc biệt là hệ thống CNTT ngành Thuế cần tập trung nguồn lực phối hợp triển khai, đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó xem phát triển nguồn nhân lực là giải pháp then chốt để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả và bền vững. Đồng thời tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng số, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu; kỹ năng quản trị vận hành hệ thống CNTT cho cán bộ, công chức hàng năm, để sẵn sàng chuyển đổi môi trường làm việc sang môi trường số và cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi số.” - Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh nhấn mạnh.

Quang cảnh hội nghị tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
MỘT SỐ CÔNG CỤ, ỨNG DỤNG CNTT NỔI BẬT DO NGÀNH THUẾ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
1. Công cụ trong việc phân loại hồ sơ khai thuế TNCN chậm nộp phải xử phạt vi phạm hành chính do Cục Thuế TP Hà Nội nghiên cứu và phát triển
Ứng dụng này với nền tảng phát triển ứng dụng được xây dựng bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình VBA tích hợp kết nối với Excel và công cụ Macro giúp ghi lại các thao tác thực hiện dưới dạng câu lệnh VBA, tạo nút điều khiển chọn file dữ liệu XML và thực hiện đồng bộ dữ liệu đọc được trên file XML với các cột đã được thiết lập sẵn trong file Excel.
Điểm nhấn về hạ tầng kỹ thuật đáng lưu ý, đó là công cụ được lưu và chạy dưới dạng file excel trực tiếp trên máy tính của NSD, không yêu cầu cài đặt trên máy chủ, nhờ đó ứng dụng có thể triển khai độc lập và tạo điều kiện tối đa cho công tác quả lý.
2. Công cụ kiểm tra nhanh tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế tỉnh Quảng Nam nghiên cứu và phát triển
Một ứng dụng được đánh giá cao, đó là công cụ kiểm tra nhanh tờ khai quyết toán thuế TNCN bởi đây là một mảng quản lý mang tính đặc thù cao liên quan trực tiếp đến NNT là cá nhân. Với ứng dụng này, công cụ kiểm tra nhanh tờ khai quyết toán thuế TNCN (kiểm tra người phụ thuộc có dấu hiệu nghi ngờ như tuổi quá lớn, trong độ tuổi lao động, người có nghĩa vụ nuôi dưỡng cần xem xét) căn cứ trên phụ lục 05-3/BK-TNCN trên tờ khai 05/QTT-TNCN.
Với tần suất chạy công cụ theo nhu cầu khi cần kiểm tra NNT là tổ chức chi trả kê khai người phụ thuộc, căn cứ các tham số cấu hình, công cụ in ra danh sách các người phụ thuộc có nghi ngờ (có bao nhiêu người phụ thuộc tuổi quá lớn (có thể đã chết), bao nhiêu người phụ thuộc trong độ tuổi lao động, bao nhiêu người phụ thuộc là con quá 22 tuổi... Sau khi ứng dụng chiết suất danh sách thống kê, gửi đến các cán bộ thanh, kiểm tra để kiểm tra tờ khai, kiểm tra NNT hoặc yêu cầu giải trình thông tin. Điều này sẽ phát huy tối đa lợi ích về thời gian và cải cách hành chính đối với NNT.
3. Công cục hỗ trợ công tác quản lý thuế và quản lý hộ, cá nhân kinh doanh do Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa nghiên cứu và phát triển
Với chức năng xây dựng, quản lý kế hoạch khảo sát doanh thu của cá nhân kinh doanh (quý/năm); Nhập kết quả khảo sát doanh thu; Xác định rủi ro hóa đơn: Chênh lệch doanh thu trên hóa đơn điện tử và doanh thu kê khai trên tờ khai; Quản lý cá nhân được cấp đăng ký kinh doanh; Tổng hợp danh sách, thông tin cá nhân kinh doanh thương mại điện tử; Quản lý hoạt động kinh doanh vận tải.
Công cụ này sẽ được triển khai trong nội bộ cơ quan thuế nhằm giúp công chức thuế quản lý thuế và quản lý hộ, cá nhân kinh doanh từ đó giúp công chức thuế xác định nhanh được rủi ro trong hóa đơn điện tử để đưa ra những giải pháp kịp thời xử lý rủi ro.
4. Công cụ hỗ trợ quản lý hóa đơn do Cục Thuế tỉnh Bình Định nghiên cứu và phát triển
Công cụ này có chức năng cảnh báo các DN thuộc diện rủi ro trong 04 tiêu chí theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế tại Công văn số 129/TCT-TTKT ngày 09/11/2022. Điển hình như:
- Nhóm chức năng nhận diện rủi ro hóa đơn theo dấu hiệu; Chức năng cảnh báo các DN thuộc diện rủi ro trong 04 tiêu chí theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế tại Công văn số 129/TCT-TTKT ngày 09/11/2022; Chức năng nhận diện các DN ngoài tỉnh có trạng thái MST khác 00, 04, 05 có mua bán hàng hóa với DN trong tỉnh; Chức năng tra cứu DN có mua hàng hóa, dịch vụ của NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ: Doanh thu năm trước bằng 0, doanh thu năm nay tăng đột biến hoặc có sử dụng hóa đơn trong khi doanh nghiệp không còn kinh doanh
- Nhóm chức năng cảnh báo sử dụng hóa đơn điện tử: Cảnh báo hóa đơn nhảy cóc; Cảnh báo các hóa đơn không đúng thuế suất: Kiểm soát hóa đơn xuất sai thuế suất, thời điểm NĐ15 hết hiệu lực; Thống kê tần suất sử dụng hóa đơn ngoài tỉnh: Tần suất sử dụng hóa đơn mua vào của DN tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
- Nhóm chức năng nghi vấn khả năng mua bán hóa đơn: Nghi vấn khả năng mua bán hóa đơn qua tỷ lệ doanh thu bình quân kỳ hiện tại so với kỳ trước, tổng doanh thu kỳ hiện tại so với vốn đăng ký của DN, giá trị chưa thuế cao nhất của tờ hóa đơn các kỳ trước trong năm, so với giá trị chưa thuế cao nhất của tờ hóa đơn kỳ hiện tại; Doanh thu dùng nhận diện là doanh thu bán ra chưa có thuế GTGT trên hóa đơn, ứng dụng hỗ trợ đánh dấu “màu đỏ” các trường hợp giá trị bán ra vượt 02 lần vốn đăng ký và doanh thu bình quân ngày của tháng hiện tại vượt gấp 02 lần các bình quân ngày của các tháng trước trong năm.
5. Công cụ quản lý hộ kê khai do Cục Thuế tỉnh Yên Bái nghiên cứu và phát triển
Công cụ này xây dựng với mục tiêu đáp ứng nghiệp vụ quản lý hộ kê khai với các tính năng nổi bật như: Tra cứu thông tin hộ kê khai; Cập nhật thông tin hộ kê khai; Nhận dữ liệu hóa đơn từ file excel; Kết xuất dữ liệu tổng hợp.
- Điển hình, với tính năng tra cứu thông tin hộ kê khai được cấu trúc gồm 2 hình thức: (i) Tra cứu thông tin chi tiết: Chức năng này sử dụng tra cứu các chỉ tiêu trên tờ khai 01/CNKD và dữ liệu về HĐĐT của hộ kê khai. NSD có thể khai thác 1 hoặc nhiều chỉ tiêu, NSD có thể lựa chọn điều kiện tra cứu: theo loại kỳ báo cáo, theo ngành, theo CQT, theo MST, theo ngưỡng...; (ii) Tra cứu báo cáo tổng hợp: Chức năng này cho phép NSD tra cứu các báo cáo tổng về hộ kê khai theo CQT, ngành và kỳ báo cáo. Thống kê NNT: Chức năng này cho phép NSD thống kê số lượng NNT theo các tiêu chí khác nhau: theo ngành, CQT, theo các ngưỡng doanh thu, số thuế phải nộp... và chức năng biểu đồ cho phép NSD vẽ các biểu đồ từ dữ liệu của hộ kê khai.
6. Công cụ thu thập dữ liệu từ sàn thương mại điện tử do Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên nghiên cứu và phát triển
Ứng dụng được phát triển dưới dạng phần mềm tự động truy cập vào các website các sàn TMĐT của Việt Nam để thu thập những thông tin công khai của các gian hàng bằng công cụ AUTO SCRAPE, giúp cơ quan thuế xác định rõ đối tượng quản lý, quy mô và doanh thu hoạt động trên sàn TMĐT. Những thông tin cần thu thập như: Mã ID, tên gian hàng, tên sản phẩm, số lượng đã bán, lượng follow gian hàng,... Bằng kỹ năng quan sát, thu thập, công chức thuế thu thập thông tin, phân chia danh sách sàn thuộc TNG quản lý về các cơ quan thuế quản lý để kiểm tra trực tiếp tại địa chỉ của các shop thu thập được.
Với tính năng kết suất và dữ liệu thu thập được bằng công cụ thu thập dữ liệu từ các sàn TMĐT, Cục Thuế thực hiện đối chiếu với dữ liệu Sàn cung cấp (khai thác trên DW + dữ liệu sàn cung cấp trước đó bằng file). Cung cấp cho cơ quan thuế các file dữ liệu để xác minh địa điểm kinh doanh và mời NNT lên làm việc, hướng dẫn kê khai và thực hiện các nghĩa vụ kê khai nộp thuế trên các ứng dụng. Nếu thông tin thu thập được không định danh được cá nhân, tổ chức thì Cục Thuế sử dụng công cụ để tìm thông tin số điện thoại, địa chỉ để liên hệ với NNT.
|
(Phòng CNTT trích đăng từ website Tổng cục Thuế)
| 27/11/2023 3:00 CH | Đã ban hành | Approved | | Tuyên truyền, hướng dẫn người nộp thuế trong chuẩn hóa dữ liệu MST cá nhân | Tuyên truyền, hướng dẫn người nộp thuế trong chuẩn hóa dữ liệu MST cá nhân | |
Căn cứ triển khai chuẩn hóa MST cá nhân.
- Tại Điều 12, Điều 19 Luật căn cước công dân 2014 quy định:
Điều 12. Số định danh cá nhân
1. Số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
2. Số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác.
Điều 19. Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.
- Tại khoản 7 Điều 35 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định:“Khi mã số định danh cá nhân được cấp cho toàn bộ dân cư thì sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế”.
- Thực hiện nhiệm vụ triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã xây dựng kế hoạch tại Quyết định số 107/QĐ-BTC ngày 28/01/2022; Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ:
“Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an kết nối, chia sẻ dữ liệu Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính, Cơ sở dữ liệu thuế với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, Cổng Dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh phục vụ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và làm giàu dữ liệu dân cư phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.”
- Cơ quan thuế đã chủ động làm việc với Bộ Công an để trao đổi thông tin giữa cơ sở dữ liệu thuế với cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư để truy vấn thông tin về mã số định danh tương ứng với các mã số thuế.
Tuy nhiên do tính chất của mã số thuế cá nhân là khối lượng lớn, có tính chất lịch sử được cấp và sử dụng theo các văn bản quy phạm pháp luật có thay đổi qua các thời kỳ; do đó vẫn còn một số lượng mã số thuế cá nhân chưa truy vấn được mã số định danh cá nhân từ cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư. Để góp phần chuẩn hóa dữ liệu MST cá nhân và bảo vệ quyền lợi cho chính NNT, cơ quan thuế khuyến nghị người nộp thuế là cá nhân nên cập nhật thay đổi thông tin về CCCD trong đăng ký thuế thông qua tổ chức trả thu nhập hoặc cá nhân có thể kê khai thay đổi thông tin đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú/ tạm trú hoặc kê khai theo phương thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Hướng dẫn NNT cá nhân tự kê khai thay đổi thông tin đăng ký thuế.
1. Cách 1: Kê khai thay đổi thông tin đăng ký thuế theo phương thức điện tử tại Cổng dịch vụ công Quốc gia hoặc Cổng thông tin điện tử của ngành thuế. Tài liệu hướng dẫn sử dụng đính kèm:
+
Tài liệu hướng dẫn sử dụng_I.docx
2. Cách 2: Kê khai thay đổi thông tin đăng ký thuế theo phương thức điện tử tại ứng dụng Etax Mobile. Tài liệu hướng dẫn sử dụng đính kèm:
+
Tài liệu hướng dẫn sử dụng_II.docx
3. Cách 3: Kê khai thay đổi thông tin đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế
- Nơi nộp hồ sơ:
Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực nơi cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú (trường hợp cá nhân không làm việc tại cơ quan chi trả thu nhập)
- Thành phần hồ sơ
+ Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC để kê khai thay đổi thông tin đăng ký thuế của bản thân NNT.
+ Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 20-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC để thay đổi thông tin đăng ký thuế của NPT.
+ Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người nộp thuế/ người phụ thuộc là người có quốc tịch Việt Nam; bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nộp thuế/ người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài trong trường hợp thông tin đăng ký thuế trên các Giấy tờ này có thay đổi.
Kỳ sau hướng dẫn cơ quan chi trả thu nhập thực hiện nộp hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế cá nhân theo ủy quyền./.
(Phòng CNTT-Cục Thuế)
| 27/11/2023 11:00 SA | Đã ban hành | Approved | | Cục Thuế tỉnh Long An phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2023 ở mức cao nhất | Cục Thuế tỉnh Long An phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2023 ở mức cao nhất | |
Thực hiện theo Thông báo số 931/TB-TCT ngày 16/11/2023 của Tổng cục Thuế về việc làm việc với Cục Thuế về tình hình thu NSNN năm 2023; Kế hoạch số 02/KH-TCT ngày 25 tháng 10 năm 2023 của Tổng cục Thuế về Kế hoạch đôn đốc thu NSNN năm 2023.
Chiều ngày 21/11/2023, Cục Thuế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị về công tác thu NSNN và triển khai công tác quản lý thuế thời gian còn lại của năm 2023. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Vũ Chí Hùng chủ trì hội nghị.

Phó Tổng cục trưởng Vũ Chí Hùng phát biểu chỉ đạo công tác thu NSNN những tháng cuối năm 2023
Báo cáo tại hội nghị, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Long An cho biết, năm 2023, Bộ Tài chính giao chỉ tiêu pháp lệnh tổng thu nội địa trên địa bàn tỉnh Long An là 14.870 tỷ đồng (trong đó TSDĐ là 2.000 tỷ đồng, XSKT là 1.610 tỷ đồng).
Tổng thu NSNN lũy kế đến ngày 31/10/2023 là
13.564,042
tỷ đồng, đạt 91,2% so dự toán TW, bằng 88,3% so cùng kỳ năm 2022.
Trừ số thu từ XSKT và tiền SDĐ thì tổng thu NSNN đến ngày 31/10/2023 là 9.934,217 tỷ đồng, đạt 88,2% so với dự toán TW, bằng 94,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Nhìn chung, về tổng thể tổng thu ngân sách nhà nước lũy kế đến ngày 31/10/2023 đạt khá so với dự toán nhưng đạt thấp so với cùng kỳ, trong đó các khoản thu giảm sâu so với cùng kỳ là: thu tiền sử dụng đất (bằng 51,5% so với cùng kỳ), lệ phí trước bạ (bằng 55% so với cùng kỳ), thuế thu nhập cá nhân (bằng 66,4% so với cùng kỳ).
Long An là địa phương có sự hội nhập sâu với kinh tế quốc tế (số lượng doanh nghiệp FDI nhiều), do đó những khó khăn của tình hình kinh tế thế giới 10 tháng đầu năm đã tác động rõ rệt và ảnh hưởng đến kinh tế của tỉnh. Để phấn đấu hoàn thành dự toán, trong 02 tháng cuối năm 2023 Cục Thuế tỉnh Long An triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục triển khai, thực hiện đồng bộ các giải pháp mà Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã đề ra, hoàn thành kế hoạch thu góp phần đạt dự toán thu NSNN năm 2023;
Thứ hai, nâng cao chất lượng quản lý khai thuế của người nộp thuế (NNT), thực hiện tốt hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân phấn đấu đạt tỷ lệ 100% hồ sơ khai thuế đúng hạn theo quy định;

Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Long An tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục Thuế
Thứ ba, phấn đấu hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra được giao, chú trọng nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát hồ sơ khai thuế tại Cơ quan Thuế, phát hiện xử lý kịp thời NNT có rủi ro cao về thuế, hóa đơn để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời;
Thứ tư, tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; tổ chức đôn đốc thu ngay các khoản nợ mới phát sinh, tránh tình trạng để tuổi nợ dài gây khó khăn trong việc thu nợ thuế. Đối với các trường hợp thuộc diện cưỡng chế, kiên quyết thực hiện cưỡng chế nợ thuế, công khai thông tin NNT chây ỳ nợ thuế, không nộp tiền thuế đúng hạn lên báo, đài địa phương, trang web của cơ quan Thuế theo đúng quy định.
Thứ năm, đẩy mạnh kế hoạch chống thất thu thuế đối với hộ khoán theo kế hoạch, tăng cường quản lý thuế và giám sát việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Tổng cục Trưởng Vũ Chí Hùng ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Cục Thuế Long An trong công tác chỉ đạo điều hành và đã nỗ lực lãnh đạo để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, những khó khăn, thách thức ở trong nước vẫn còn nhiều. “Trong thời gian tới, Cục Thuế cần phải có những giải pháp để tối đa nguồn thu với đặc thù có những khoản thu lớn từ thu ngoài quốc doanh chủ yếu là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; Cục Thuế luôn đồng hành cùng DN, lắng nghe và cùng phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các vướng mắc về chính sách; mở rộng cơ sở thuế, tránh thất thoát nguồn thu, áp dụng các giải pháp hiện đại để đảm bảo nguồn thu một cách bền vững” - Phó Tổng cục trưởng Vũ Chí Hùng chỉ đạo.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Long An khẳng định, trong hai tháng còn lại của năm 2023, Cục Thuế sẽ tiếp tục tập trung triển khai nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm về thu ngân sách. “Cục Thuế tỉnh Long An cam kết sẽ phát huy tối đa các giải pháp triển khai công tác quản lý thuế, trong đó đặc biệt chú trọng nhiệm vụ thu NSNN, phấn đấu đạt kết quả cao nhất dự toán thu NSNN năm 2023, từ đó góp phần quan trọng vào ngân sách địa phương và ngân sách trung ương để cùng toàn ngành Thuế hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.” - Cục trưởng Nguyễn Văn Thủy khẳng định./.
(Nguyễn Văn Phương, Phòng Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế)
| 22/11/2023 3:00 CH | Đã ban hành | Approved | | Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử | Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử | |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 1123/CĐ-TTg ngày 18/11/2023 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT), góp phần đẩy mạnh công tác chuyển đổi số.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo công tác triển khai HĐĐT
Công điện nêu rõ: Ngày 13/6/2019, Quốc hội khoá XIV đã thông qua Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, trong đó quy định việc quản lý, sử dụng HĐĐT áp dụng kể từ ngày 01/7/2022. Thực hiện quy định trên, thời gian qua cơ quan thuế đã tích cực xây dựng, hoàn thiện và triển khai đồng bộ hệ thống HĐĐT trên phạm vi cả nước để phục vụ ngày càng tốt hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế và thực hiện thành công chiến lược Chuyển đổi số quốc gia. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương, doanh nghiệp chưa triệt để sử dụng HĐĐT, còn hiện tượng phát hành, sử dụng, mua bán HĐĐT bất hợp pháp nhằm trục lợi, vi phạm pháp luật…
Nhằm đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng HĐĐT, góp phần tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch và thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và thực hiện thành công Chiến lược chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương phối hợp với các bộ, cơ quan:
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc sử dụng HĐĐT, giúp người dân, doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích và trách nhiệm, hiệu quả của việc sử dụng HĐĐT, nâng cao ý thức tuân thủ của người nộp thuế về nghĩa vụ chấp hành pháp luật về thuế. Tuyên truyền, mở rộng triển khai HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.
b) Khẩn trương hoàn thiện, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin đối với HĐĐT, đảm bảo đáp ứng yêu cầu tiếp nhận dữ liệu HĐĐT trên cả nước được thông suốt, thuận lợi. Xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu lớn về HĐĐT; áp dụng công nghệ hiện đại, nghiên cứu các giải pháp, công cụ quản lý, phân tích dữ liệu phù hợp để quản lý rủi ro, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi giả mạo, gian lận về HĐĐT, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý thuế.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai ngay các giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả để giám sát chặt chẽ, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc phát hành và sử dụng HĐĐT, đặc biệt là trong việc lập HĐĐT tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho các khách hàng theo từng lần bán hàng, bảo đảm đúng quy định pháp luật, xử lý nghiêm nếu không thực hiện hoặc cố tình không thực hiện.
d) Tăng cường kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu với các Bộ, cơ quan liên quan, nhất là với Bộ Công an để quản lý thuế hiệu quả, đặc biệt là đối với các hoạt động thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng số, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời.
đ) Triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống gian lận về HĐĐT. Tăng cường phối hợp với cơ quan Công an và các Bộ, cơ quan liên quan để phát hiện kịp thời hành vi vi phạm pháp luật và xử lý kịp thời, nghiêm theo quy định.
Thứ hai, Bộ Công an chủ trì việc kết nối dữ liệu dân cư với các cơ quan thuế và các cơ quan quản lý thuế, các địa phương để phối hợp phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm không thực hiện HĐĐT; tích cực, chủ động cùng các Bộ ngành, địa phương triển khai nghiêm túc, hiệu quả Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).

Ngành Thuế tăng cường quản lý, sử dụng HĐĐT, góp phần đẩy mạnh công tác chuyển đổi số.
Thứ ba, các bộ, ngành và các cơ quan liên quan:
a) Đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số đã được quy định tại Chiến lược chuyển đổi số quốc gia; đẩy nhanh tiến độ kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin của các bộ, ngành; đồng bộ dữ liệu dân cư với dữ liệu hộ tịch, thuế, ngân hàng, viễn thông...
b) Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, đối chiếu thông tin, phục vụ định danh, xác thực điện tử của Bộ Công an… nhằm ngăn ngừa các hành vi gian lận, trốn thuế, chống thất thu thuế.
Thứ thứ tư, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Quán triệt đầy đủ, kịp thời các quan điểm, nhận thức về trách nhiệm thực hiện chuyển đổi số tại địa phương, trong đó xác định việc áp dụng HĐĐT là một trong các giải pháp bắt buộc rất quan trọng để thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, nhất là đối với các HĐĐT về điện, xăng dầu…
b) Tăng cường công tác chỉ đạo sát sao các Sở, ngành phối hợp chặt chẽ, đồng hành cùng cơ quan thuế tại địa phương trong công tác tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra, quản lý, sử dụng HĐĐT, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác quản lý thuế và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các trường hợp có quy định sử dụng HĐĐT mà không thực hiện.
Thứ năm, giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo quyết liệt, sát sao thực hiện Công điện này.
Thứ sáu, Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
(Phòng CNTT trích đăng từ Website Tổng cục Thuế) | 20/11/2023 3:00 CH | Đã ban hành | Approved | | Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành gửi Thư chúc mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 | Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành gửi Thư chúc mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 | |
Nhân kỷ niệm 41 năm
ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2023), thay mặt Đảng ủy, Ban lãnh
đạo, Tổng cục tưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành trân trọng gửi tới các đồng
chí giảng viên, công chức, viên chức làm công tác đào tạo và giảng viên kiêm
chức ngành Thuế lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Trong thư Tổng cục
Thuế Mai Xuân Thành đề nghị, trước yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới,
đội ngũ làm công tác đào tạo của ngành Thuế không ngừng nỗ lực phấn đấu, khắc
phục khó khăn, thi đua hoàn thành tốt công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học
và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Thuế đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện
đại hóa và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao.
Cổng TTĐT Tổng cục Thuế
trân trọng giới thiệu Thư chúc mừng của Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành: 
Phòng CNTT trích đăng từ
website Tổng cục Thuế VN) | 20/11/2023 8:00 SA | Đã ban hành | Approved | | Ban chỉ đạo đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước năm 2023 họp đánh giá kết quả tình hình thực hiện thu ngân sách | Ban chỉ đạo đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước năm 2023 họp đánh giá kết quả tình hình thực hiện thu ngân sách | |
Chiều
ngày
15/11/2023 tại
Phòng họp trực tuyến trụ sở
UBND tỉnh, Ban chỉ đạo đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước năm
2023 trên địa bàn tỉnh Long An đã tổ chức họp nghe Cục Thuế
báo cáo đánh giá kết quả thu ngân sách
10 tháng năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước 02 tháng cuối năm 2023. Đồng chí
Huỳnh Văn Sơn
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban chỉ đạo
đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước năm
2023
trên địa bàn tỉnh Long An
chủ trì cuộc họp, cùng tham dự có các thành viên Ban chỉ đạo; Tổ thường trực giúp việc cho Ban chỉ đạo.
Thực hiện theo Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo và Tổ thường trực giúp việc cho Ban chỉ đạo đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước năm
2023
trên địa bàn tỉnh Long An. Cục Thuế báo cáo
đánh giá
tình hình thực hiện thu ngân sách
10 tháng đầu năm
2023, tổng
thu
được 13.564,042
tỷ đồng, đạt
91,2% so dự toán TW, đạt
86,5% dự toán
địa phương và bằng
94,2% so cùng kỳ năm
2022 và đánh giá
chi tiết cụ thể khoản tăng thu, giảm thu của từng lĩnh vực.
Nhìn
chung, về tổng thể tổng thu ngân sách nhà nước lũy kế đến ngày
31/10/2023 đạt khá so với dự toán nhưng đạt thấp so với cùng kỳ, trong đó các khoản thu giảm sâu so với cùng kỳ là: thu tiền sử dụng đất (bằng
51,5% so với cùng kỳ), lệ phí trước bạ (bằng
55% so với cùng kỳ), thuế thu nhập cá nhân (bằng
66,4% so với cùng kỳ).
Một số nguyên nhân tổng thu NSNN
10 tháng đầu năm 2023
đạt thấp so với cùng kỳ:
Cục Thuế triển khai nhiệm vụ thu NSNN năm 2023 trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức như: giá nguyên vật liệu tăng cao, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, số lượng đơn đặt hàng và quy mô đơn hàng giảm, nhiều doanh nghiệp phải giải thể hoặc tạm dừng sản xuất do thiếu đơn hàng làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; mặt bằng lãi suất mặc dù đã giảm nhưng vẫn còn khó trong việc tiếp cận vốn tín dụng, thị trường bất động sản chậm phục hồi.
Số thu thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản và lệ phí trước bạ nhà đất
năm 2023
giảm so với năm 2022 do thay đổi về các chính sách tài chính, tín dụng làm cho thị trường bất động sản
trải qua nhiều khó khăn và thách thức, lượng giao dịch suy
giảm.
Việc triển khai các chính sách giảm thuế, gia hạn nộp thuế cho doanh nghiệp như: Giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn; giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng thuê đất trả tiền hàng năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2023; chính sách giảm thuế suất thuế GTGT; giảm lệ phí trước bạ; giảm phí, lệ phí... đã ảnh hưởng đến tiến độ thu NSNN trên địa bàn.
Tham gia ý kiến, các thành viên Ban chỉ đạo thống nhất với
báo cáo
kết quả công tác thu ngân sách đến ngày
31/10/2023
của Cục
Thuế,
xác định nhiệm vụ thu ngân sách năm
2023,
đề xuất những giải pháp, kế hoạch tổ chức thực hiện nhằm phấn đấu
02 tháng cuối năm 2023 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.
Kết luận chỉ đạo, Đồng chí
Huỳnh Văn Sơn
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban chỉ đạo tỉnh đánh giá cao sự phấn đấu, nỗ lực của ngành Thuế trong công tác tham mưu và tổ chức thực hiện công tác thuế.
Nhiệm vụ thu ngân sách
02 tháng còn lại của năm 2023 là hết sức khó khăn, để hoàn thành và vượt dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 được HĐND - UBND tỉnh giao, giải pháp tập trung quyết liệt thu ngân sách
02 tháng cuối năm 2023 như sau:
1. Đối với ngành Thuế:
-
Thực hiện tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban chỉ đạo đôn đốc thu
ngân sách các cấp trong công tác chỉ đạo, điều hành thu
ngân sách.
- Bám sát chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế; Tỉnh ủy, HĐND-UBND tỉnh,
phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các cấp trong chỉ đạo điều hành công tác thu ngân sách.
- Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý thu, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu phấn đấu. Theo dõi đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn, từng khu vực, từng sắc thuế để tổng hợp báo cáo kịp thời kết quả thu. Qua đó, xác định các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu
quả.
-
Đối với các địa bàn huyện có kết quả thu ngân sách
10 tháng đầu năm đạt thấp
so với
dự toán, tổ chức rà soát, đánh giá sâu sát các lĩnh vực, khoản thu giảm, nguyên
nhân, đề xuất giải pháp cụ thể; đồng thời phối hợp các ngành rà soát khai thác các nguồn thu để bù đắp hụt thu, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch thu được Tổng cục Thuế, UBND tỉnh
giao.
-
Tiếp tục thực hiện tốt đồng hành cùng người nộp thuế,
đồng hành đảm bảo tuân thủ pháp luật thuế trên tất cả các khâu, chức năng quản lý thu thuế;
tuyên truyền, hỗ trợ phổ biến kịp thời các chính sách về miễn, giảm thuế, tiền thuê đất,...tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế gắn với cải cách hiện đại hóa ngành Thuế.
-
Tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu; tập trung vào các lĩnh vực rủi ro cao về thuế.
-
Triển khai các giải pháp để tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện
tử,
kinh doanh bất động sản
trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác quản lý, giám sát việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử; nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.
- Tập trung triển khai thực hiện tốt các giải pháp kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, bám sát chỉ tiêu thu nợ do Tổng cục Thuế giao năm 2023, từ đó phân bổ chỉ tiêu thu nợ đến từng đơn vị gắn với phân công phân nhiệm cụ thể từng bộ phận, công chức để chủ động thực hiện tốt. Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu hồi nợ do Tổng cục Thuế giao năm 2023.
2. Đối với các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Theo từng chức năng, nhiệm vụ các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố phải tích cực tuyên truyền, phối hợp với ngành Thuế thực hiện có hiệu quả về công tác thu
thuế,
giải quyết các kiến nghị khó khăn cho doanh
nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu mới, đẩy nhanh công tác thẩm định, phê duyệt, rà soát các phương án tháo gỡ vướng mắc pháp lý các dự án bất động sản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sớm đi vào hoạt động, giúp tăng nguồn thu
NSNN.
-
UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường phối hợp với Cục Thuế lãnh đạo, chỉ đạo các Chi cục Thuế khu vực, huyện thực hiện
công tác quản lý thuế đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu phát sinh và thu hồi nợ đọng thuế theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp kịp thời cho cơ quan Thuế danh sách
về các công trình xây dựng của các nhà đầu tư được cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn
tỉnh.
-
Rà soát lại các nguồn thu liên quan đến tiền thuê đất, tiền sử dụng đất để tham mưu kịp thời. Đẩy nhanh giải quyết thủ tục hành chính về đất
đai
sớm hoàn chỉnh hồ sơ chuyển sang cơ quan thuế. Tham mưu giải quyết kịp thời các vướng mắc về đất đai để đưa các dự án sớm đi vào triển khai thực hiện, đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách./.
P.TTHT | 16/11/2023 9:00 SA | Đã ban hành | Approved | | Sẽ chấm điểm các ứng dụng do Cục thuế tự xây dựng, từ đó phát triển nhân rộng trong toàn ngành | Sẽ chấm điểm các ứng dụng do Cục thuế tự xây dựng, từ đó phát triển nhân rộng trong toàn ngành | |
Thực hiện công văn số 4856/TCT-CNTT ngày 31/10/2023 của Tổng cục Thuế “ về việc tổ chức Hội nghị giới thiệu về các công cụ, phần mềm do Cục Thuế tự xây dựng và triển khai”. Hội nghị Miền Bắc từ 6-7/11/2023, hội nghị Miền Trung từ 16-17/11/2023 và Miền Nam từ ngày 27-28/11/2023.
Tại Hải Phòng, ngày 6,7/11/2023, Tổng cục Thuế đã tổ chức hội nghị triển khai và lấy ý kiến các đại biểu tham dự, Phó Tổng cục trưởng Tỏng cục Thuế Đặng Ngọc Minh chủ trì hôi nghị và đại điện 25 Cục thuế tham dự.

Các đại biểu tham dự hội nghị cho rằng, phạm vi của các công cụ, phần mềm do các cục thuế triển khai thường phục vụ công việc một của một nhóm người trong phòng chức năng; văn phòng cục thuế hoặc cho chi cục thuế và nhiều nhất là các ứng dụng phục vụ cho hoạt động của cục thuế và các chi cục thuế. Các công cụ được phát triển dựa trên nền tảng tích hợp với MS Excel, Visual Basic hoặc Java. Các ứng dụng chủ yếu được cài đặt trực tiếp trên các máy trạm (được dùng làm máy chủ) hoặc máy tính của người sử dụng. Một số công cụ được triển khai trên hạ tầng thuê ngoài của các đơn vị cung cấp dịch vụ hạ tầng như VNPT, Vietel. Đáng chú ý, có một số công cụ được triển khai trên các nền tảng cơ sở dữ liệu của các hãng lớn như Oracle, MS SQL server có cấu trúc dữ liệu, có khả năng triển khai theo mô hình và quy mô lớn.

Về hoạt động quản trị và khai thác hàng ngày, các chuyên gia cũng như nhiều cục thuế cho rằng, các công cụ được xây dựng trên kiến trúc khá đơn giản, chưa có tài liệu thiết kế mô hình, thông số cài đặt, tài liệu (checklist) vận hành và giám sát hệ thống. Việc quản trị và vận hành duy trì hệ thống do chính các công chức phát triển công cụ tự làm, chưa có quy trình thực hiện cụ thể. Đối với một số công cụ việc nâng cấp và phát triển mở rộng là tương đối khó khăn.
Tại hội nghị, Cục trưởng Cục CNTT Phạm Quang Toàn cũng nhấn mạnh, qua lắng nghe ý kiến của các địa phương có thể thấy tiện ích của các công cụ mới dừng lại ở mức đơn giản. Chưa sử dụng cơ sở dữ liệu lớn (big data), việc an toàn bảo mật, lưu trữ thông tin dữ liệu cũng chưa được chú trọng đúng mức.
Sau hội nghị này, Cục CNTT sẽ tổng hợp đầy đủ các đề xuất của lãnh đạo các vụ, đơn vị chức năng để báo cáo Tổng cục Thuế xem xét sửa đổi chính sách, quy trình nghiệp vụ và đặc biệt là nghiên cứu hỗ trợ các ứng dụng có hiệu quả mà các cục thuế tự phát triển, theo hướng tập trung, thống nhất, giảm bớt nguồn lực đang triển khai phân tán tại các cục thuế, đảm bảo dữ liệu thống nhất trong toàn ngành cũng như thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành.

Cục trưởng Phạm Quang Toàn cũng cho rằng, đối với các cục thuế chưa có ứng dụng được trình bày tại hội nghị trên cơ sở lắng nghe phần trình bày các công cụ, cộng với các tài liệu của ban tổ chức có thể chủ động nghiên cứu, trước mắt có thể liên hệ trực tiếp với các cục thuế thuế trình bày để có thể tham khảo đưa các ứng dụng hữu hiệu và triển khai ở cục thuế địa phương mình. Trường hợp có vướng mắc liên quan đến nghiệp vụ và hạ tầng kỹ thuật có thể liên hệ với các vụ chuyên môn của Tổng cục Thuế để được hỗ trợ.
Đối với các Cục Thuế có các ứng dụng được trình bày tại hội nghị, trên cơ sở góp ý của các vụ, đơn vị, các cục thuế cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện ứng dụng và bố trí nhân lực hỗ trợ các cục thuế có nhu cầu sử dụng các ứng dụng này. Ngoài ra, cần tiếp tục tham gia nghiên cứu phát triển các ứng dụng tập trung của Tổng cục Thuế.

Phát biểu kết thúc hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh cũng yêu cầu, Cục Thanh tra kiểm tra, Vụ Dự toán thu thuế, Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh cá nhân, Ban Quản lý rủi ro, Cục CNTT cần nghiên cứu rất kỹ các công cụ. Bởi đây là những tiền đề cần thiết để đưa vào chương trình phát triển phần mềm, các công cụ hỗ trợ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý. Đối với công cụ có thể triển khai được tại các địa phương thì các cục thuế có thể tự chủ động trao đổi hỗ trợ lẫn nhau.
Những ứng dụng có thể nâng cấp thì Cục CNTT nghiên cứu tiếp thu và chấm điểm các ứng dụng, từ đó phát triển nâng cấp từ 3-9 công cụ thành các ứng dụng của ngành thuế để áp dụng rộng rãi trong cả nước.
(Phòng CNTT trích đang từ nguồn Tạp chí Thuế VN) | 10/11/2023 10:00 SA | Đã ban hành | Approved | | Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực thuế để “Lấy Người nộp thuế làm trung tâm phục vụ” | Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực thuế để “Lấy Người nộp thuế làm trung tâm phục vụ” | |
Đó là khẳng định của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc
Minh tại Diễn đàn Thuế - Hải quan năm 2023 với chủ đề "Chuyển đổi số ngành
thuế và hải quan, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp” vừa được Thời báo
Tài chính Việt Nam phối hợp với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Liên đoàn
Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chiều ngày 8/11. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh phát biểu
tại Diễn đàn
Ứng dụng CNTT đã góp phần xây dựng ngành Thuế hiện đại
Phát biểu tại Diễn đàn Thuế - Hải quan năm 2023, Phó Tổng cục
trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết, hệ thống ứng dụng công nghệ thông
tin (CNTT) ngành Thuế được phát triển qua hơn 30 năm theo các chương trình cải
cách, hiện đại hoá của Chính phủ, phù hợp với giải pháp, công nghệ, hạ tầng,
trang thiết bị tại các cơ quan thuế theo từng giai đoạn. Với phương châm lấy
người dân và doanh nghiệp (DN) làm trung tâm để phục vụ, ngành Thuế đã và đang
triển khai nhiều dự án, nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản
lý thuế và chuyển đổi số một cách toàn diện.
“Việc ứng dụng CNTT đã góp phần xây dựng ngành Thuế hiện đại, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả và triển khai thành công các chương trình, kế hoạch cải
cách thủ tục hành chính (TTHC) được tổ chức, DN, cá nhân và toàn xã hội ghi nhận
và đánh giá cao” - Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh nhấn mạnh.
“Chuyển
đổi số trong công tác quản lý thuế còn là cuộc cách mạng của toàn dân. Chuyển
đổi số chỉ thực sự thành công khi mỗi một người dân tích cực tham gia và thụ
hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Để đạt được mục tiêu đề ra,
ngành Thuế xác định các giải pháp phát triển CNTT ngành Thuế trong giai đoạn
2021-2025 theo hướng tích hợp, tập trung, lấy người dân, DN làm trung tâm,
đáp ứng yêu cầu Chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số.”
Phó Tổng
cục trưởng Đặng Ngọc Minh
|
Phó Tổng cục trưởng cho biết, thực hiện chương trình Chuyển đổi
số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 749/QĐ-TTg năm 2020, ngành Thuế đã thay đổi tổng thể và toàn diện
về cách thức làm việc, đưa toàn bộ hoạt động của cơ quan thuế lên môi trường số,
đổi mới mô hình hoạt động, thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ dựa trên công
nghệ số và dữ liệu số.
Để có được sự thành công của chuyển đổi số ngành Thuế, các yếu tố
đóng vai trò quyết định, đó là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo
Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và sự vào cuộc của cả hệ thống thuế với
các giải pháp đồng bộ từ xây dựng, hoàn thiện các văn bản chính sách, nghiệp vụ;
cơ cấu tổ chức, quy trình quản lý đến việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý
thuế. Cùng với đó là sự đồng hành của NNT trong công tác chuyển đổi số, qua đó
tạo động lực thúc đẩy sự phát triển và sự thành công của chuyển đổi số ngành
Thuế.
Về chuyển đối số công tác quản lý thuế tại cơ quan thuế, ông Đặng
Ngọc Minh thông tin, ngành Thuế xác định chuyển đổi số chỉ thực sự thành công
khi mỗi người dân, DN tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi
số mang lại, chính vì vậy ngành Thuế đã và đang triển khai nhiều giải pháp để đẩy
mạnh cải cách, ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công tác quản lý thuế.
Cụ thể như việc triển khai ứng dụng quản lý thuế tập trung TMS;
hóa đơn điện tử (HĐĐT); HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền; phân tích, phân loại rủi
ro trong hoàn thuế; ứng dụng AI trong phân tích chuỗi liên kết mua bán trên
HĐĐT.
Về phát triển các ứng dụng phục vụ người dân và DN, Phó Tổng cục
trưởng Đặng Ngọc Minh cho biết, nhằm hỗ trợ NNT trong việc khai thuế, nộp thuế,
hoàn thuế điện tử nhanh chóng, thuận tiện, từ năm 2009, ngành Thuế đã triển
khai cung cấp các dịch vụ thuế điện tử phục vụ cho người dân và DN trong việc
khai thuế, nộp thuế điện tử và năm 2017 là dịch vụ hoàn thuế điện tử.
Đặc biệt từ tháng 6/2023 Tổng cục Thuế đã triển khai ID khoản phải
nộp hỗ trợ NNT tra cứu, xác định các khoản nộp theo tính chất, thứ tự thanh
toán. Ngoài ra, Ngành Thuế đã triển khai các chuyển đổi số khác như: Cung cấp
các kênh thông tin hỗ trợ NNT (Website ngành Thuế, tin nhắn NNT, 479 kênh hỗ trợ
NNT); chuyển đổi số hạ tầng kỹ thuật (Hạ tầng truyền thông; hạ tầng kỹ thuật;
an toàn, an ninh thông tin; quản trị, vận hành hệ thống).
Trong những năm qua, ngành Thuế luôn nỗ lực cải cách, hiện đại
hóa công tác quản lý, từ việc hoàn thiện môi trường pháp lý đến phát triển hạ tầng,
cung cấp các dịch vụ thuế điện tử theo hướng tích hợp, tập trung, đáp ứng yêu cầu
Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số. Với phương châm lấy người dân và DN
làm trung tâm để phục vụ, ngành Thuế đã và đang triển khai nhiều dự án, nhiệm vụ
ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế và chuyển đổi số một cách toàn diện.
Đồng thời, Tổng cục Thuế xác định mục tiêu chiến lược là cần phải
cung cấp dịch vụ điện tử và các công cụ hỗ trợ cho người dân, DN để giúp họ
tham gia quá trình chuyển đổi số.
Chia sẻ về định hướng chuyển đổi số của ngành Thuế trong giai đoạn
2021-2025, Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh cho biết, Chính phủ đã xác định
chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm cần sự quyết tâm vào cuộc của toàn bộ hệ thống
chính trị, triển khai xuyên suốt, đồng bộ từ cấp Trung ương đến địa phương. Các diễn giả tham gia tọa đàm tại tại Diễn đàn Thuế - Hải quan năm
2023
Cộng đồng DN ghi nhận tinh thần đổi mới
Theo ông Phạm Thu Phong - Tổng Biên tập TBTCVN cho biết, năm
2023, nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia nói chung và chuyển đổi số của ngành Tài
chính nói riêng rất nặng nề, đòi hỏi phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động
quyết liệt, hiệu quả, chủ động.
Trong khuôn khổ diễn đàn này, với sự tham gia của các chuyên
gia, nhà quản lý, lãnh đạo các DN và hiệp hội DN sẽ tập trung thảo luận, đánh
giá những bước tiến vượt bậc, làm rõ kết quả chuyển đổi số của ngành Tài chính,
đặc biệt trong lĩnh vực thuế và hải quan. Đây cũng là dịp để cơ quan Thuế,
cơ quan Hải quan đưa ra thông điệp về tiếp tục chuyển đổi số, hiện đại hóa công
tác quản lý Nhà nước trong giai đoạn tiếp theo, với phương châm lấy người dân
và DN làm trung tâm để phục vụ để cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm
tin và sự đồng thuận xã hội ngày càng cao.
Còn theo ông Nguyễn Bắc Hà - Trưởng ban Hội viên và Đào tạo,
Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, quá trình phối hợp
công tác, đặc biệt các diễn đàn đối thoại thường niên, các cuộc khảo sát đánh
giá mức độ hài lòng của DN đối với ngành Thuế và Hải quan, cộng đồng DN ghi nhận
sự quyết tâm cao, tinh thần đổi mới sáng tạo của lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục
Thuế và Tổng cục Hải quan trong xây dựng và cải cách các mô hình quản lý phù hợp,
ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin.
Những cải cách đó đã tạo điều kiện hỗ trợ người dân và DN trong
hoàn thành các thủ tục hành chính, giảm bớt quá trình giao dịch trực tiếp giữa
cán bộ, công chức ngành Thuế và Hải quan với người dân và DN, tỷ lệ các thủ
tục hành chính qua nền tảng trực tuyến ngày càng tăng...
“Có thể nhận thấy, bên cạnh nhiều cải cách mang tính đột phá của
Bộ Tài chính, công cuộc chuyển đối số trong lĩnh vực thuế và hải quan đã đạt được
những cơ sở quan trọng ban đầu của quá trình này. Tuy nhiên, chuyển đổi số vẫn
còn ở phía trước, đòi hỏi sự vận động chuyển mình liên tục từ các chỉ đạo từ
trên xuống dưới, sự trang bị cơ sở kỹ thuật đồng bộ cùng với nền tảng pháp lý
căn bản tương ứng.” - ông Nguyễn Bắc Hà nhấn mạnh.
Theo bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam
(VTCA), việc chuyển đổi số không chỉ giúp ích cho người dân và DN được hưởng lợi,
mà công tác quản lý của ngành Thuế và Hải quan cũng được đảm bảo hơn. Đồng thời khẳng
định, các DN rất khó thực hiện khi kê khai hải quan, làm thủ tục liên quan tới
thuế do phải mất rất nhiều thời gian và nhiều thủ tục giấy tờ...
“Đây chính là hiệu quả của chuyển đổi số, vừa mang lại thuận lợi
cho người dân và DN, nhưng lợi đồng thời cũng nâng cao hiệu quả công tác quản
lý thuế và hải quan. Nếu không có chuyển đổi số, không có hóa đơn điện tử,
vì vậy việc chuyển đổi số của ngành Thuế để lại rất nhiều ấn tượng. Nổi bật
nhất là triển khai thực hiện hóa đơn điện tử đã tiết kiệm chi phí cho cả
xã hội về nhiều mặt, kể cả về nghiên cứu cơ sở dữ liệu”- Chủ tịch VTCA chia sẻ.
Theo bà Nguyễn Thị Cúc, trong thời gian tới mã số công dân sẽ được
sử dụng trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế và hải quan của
công dân. Mã số công dân sẽ theo công dân từ lúc sinh ra tới lúc mất đi
nên mã số này sẽ dùng cho cả thuế, hải quan, thừa kế, bảo hiểm xã hội… Đó chính
là số hóa hướng tới minh bạch, dễ dàng, có lợi hơn, vừa có lợi cho nhân dân, hướng
tới Chính phủ điện tử. Quang cảnh Diễn đàn Thuế - Hải quan năm 2023
Đối với hành trình chuyển đổi số của ngành Thuế và Hải quan, TS.
Cấn Văn Lực cho biết đã có những tác động rất tích cực với người dân và DN, qua
đó đã tạo ra những ấn tượng sâu sắc. Với phạm vi quản lý người nộp thuế rất
rộng thì việc chuyển đổi số sẽ có sự lan tỏa rất lớn và người dân sẽ được thụ
hưởng từ việc này.
“Tôi mong muốn chuyển đổi số tốt hơn nữa để người dân được hưởng
lợi. Vừa rồi chúng ta đã làm rất tốt khâu kế hoạch chiến lược. Cụ thể, lĩnh vực
tài chính là một trong 8 lĩnh vực đầu tiên ưu tiên chuyển đổi số của Chính phủ.
Bộ Tài chính cũng đã có chiến lược phát triển ngành Tài chính quốc gia, trong
đó tôi thấy những trụ cột chuyển đổi số là rất quan trọng” - TS. Cấn Văn Lực nhấn
mạnh.
(Phòng CNTT trích đăng từ nguồn website của Tổng cục Thuế)
| 09/11/2023 4:00 CH | Đã ban hành | Approved | | Cục Thuế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả công tác thuế tháng 10 năm 2023, triển khai nhiệm vụ công tác thuế tháng 11 năm 2023 | Cục Thuế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả công tác thuế tháng 10 năm 2023, triển khai nhiệm vụ công tác thuế tháng 11 năm 2023 | |
Chiều ngày 07/11/2023, Cục
Thuế tỉnh Long An tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến đánh giá kết quả công
tác thuế tháng 10 năm 2023 và triển khai nhiệm vụ tháng 11 năm 2023.
Tham dự hội nghị tại điểm cầu Cục Thuế có đồng chí Nguyễn Văn Thủy-
Bí thư Đảng ủy - Cục trưởng Cục Thuế chủ trì hội nghị, các đồng chí lãnh đạo Cục
Thuế, lãnh đạo các phòng, Văn phòng và công chức thuộc Cục Thuế; tại 8 điểm cầu
Chi cục Thuế huyện, khu vực có lãnh đạo Chi cục thuế và công chức thuộc Chi
cục Thuế.
Tại hội nghị, Chánh Văn phòng thông qua Báo cáo đánh giá
công tác thuế tháng 10
và phương hướng nhiệm vụ tháng 11 năm
2023. Theo số liệu báo cáo, tổng thu ngân sách tháng 10 năm 2023 ngành
Thuế Long An thu được 2.077,141 tỷ đồng, lũy
kế 10 tháng thu được là 13.521,299
tỷ đồng, đạt 90,9% so dự toán TW, đạt 86,2%
dự toán ĐP, bằng 88% so cùng kỳ năm 2022.
Trừ số thu từ xổ số và tiền SDĐ thì tổng
thu NSNN đến ngày 31/10/2023 là 9.891,475 tỷ đồng, đạt 87,8% so với dự toán
pháp lệnh, đạt 82,6%
dự toán địa phương, bằng 93,8% so với cùng kỳ năm 2022
Sau khi nghe ý kiến
tham luận của 1 số đơn vị gồm: Phòng
Nghiệp vụ dự toán pháp chế; Kê khai và kế toán thuế; Thanh tra kiểm tra 2, 3; Chi
cục Thuế huyện Bến Lức; Chi cục Thuế khu vực Đức Hòa- Đức Huệ; Tân An - Thủ Thừa; Cần
Giuộc- Cần Đước; Vĩnh Hưng- Tân Hưng và ý kiến
phát biểu của các đồng chí Phó Cục trưởng Cục Thuế về kết quả những
nội dung công việc được phân công phụ trách. Đồng chí
Nguyễn Văn Thủy: Bí thư Đảng ủy - Cục trưởng Cục Thuế đánh giá chung tình hình
công việc của từng đơn vị, qua kết quả thu tháng 10/2023 và 10 tháng năm 2023, đồng
chí đã ghi nhận, biểu dương sự nổ lực, trí tuệ và đồng tâm của tất cả công chức
và người lao động toàn ngành Thuế đã chủ động tổ chức triển khai đầy đủ, thông suốt, hiệu quả các chức
năng quản lý thu thuế.
Đồng chí nêu những giải
pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các đơn vị, chỉ ra những tồn tại
cần được khắc phục và đồng thời yêu cầu các Phòng và Chi cục Thuế tập trung thực
hiện một số công việc trọng tâm trong 2 tháng cuối năm, cụ thể:
- Quyết tâm thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2023 do trung ương và địa
phương giao.
- Phát huy và
đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, gắn với việc tăng cường,
kiểm tra giám sát việc thực hiện nhiệm vụ được giao; theo dõi, phân tích tình
hình, xử lý giải quyết kịp thời những tồn tại, vướng mắc trong công tác thuế.
- Toàn hệ thống chính trị nỗ lực tối đa, tiếp tục tăng cường quản lý theo sát tất cả
các chức năng quản lý thu thuế theo từng phòng, từng đội (từ khâu đăng ký kê khai, nộp thuế, thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ, tuyên
truyền hỗ trợ…) theo đó đòi hỏi tất cả các chức năng tổ chức quản lý thu thuế đảm
bảo thông suốt, đúng quy định và thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ trọng tâm,
đột xuất khác.
- Tiếp tục thực hiện tốt đồng hành cùng người nộp thuế (NNT), đồng hành đảm bảo tuân thủ pháp luật thuế trên tất cả các
khâu, chức năng quản lý thu thuế; tuyên truyền, hỗ trợ phổ biến kịp thời các chính sách về miễn, giảm thuế, tiền thuê đất,...tạo thuận lợi tối đa cho NNT gắn
với cải cách hiện đại hóa ngành Thuế và luôn
xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong công tác tổ chức quản lý thu
thuế.
- Các địa phương cần tích cực, chủ động, quyết liệt hơn nữa trong việc thực hiện nhiệm vụ thu
ngân sách nhà nước; theo dõi chặt chẽ tiến độ thu, đánh giá, phân tích cụ thể từng
địa bàn, từng khu vực thu, sắc thuế.
- Tăng cường
thực hiện nhiệm vụ, giải pháp thanh tra kiểm tra năm 2023: Thực hiện hoàn thành
chỉ tiêu thanh tra kiểm tra năm 2023, các phòng
TTKT, Chi cục Thuế cần đề ra kế hoạch chi tiết,
cụ thể đảm bảo thực hiện hoàn thành 100% chỉ tiêu thanh tra kiểm tra do Tổng cục
Thuế giao; Nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra kiểm tra, ngoài việc hoàn thành về mặt số lượng, các cuộc thanh tra kiểm
tra cần chú trọng nâng cao chất lượng, từng công chức làm nhiệm vụ thanh tra kiểm
tra cần phân tích, rà soát, nhận diện rõ mục tiêu và nội dung cần thực hiện, xử
lý các sai phạm sau thanh
tra kiểm tra theo đúng quy định.
- Tập trung triển khai thực hiện tốt các giải
pháp kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, cưỡng chế nợ thuế nhằm thu dứt điểm
nợ thuế năm trước chuyển sang, phấn đấu hạn chế tối đa
phát sinh các khoản nợ thuế mới, đặc biệt các khoản tiền thuế, tiền thuê đất phải
nộp khi hết thời gian được gia hạn; phân loại các khoản nợ thuế để thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp theo
quy định. Thực hiện
việc đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng những trường hợp
trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ, nợ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
- Kiểm soát thực hiện tốt công tác quản lý
hộ: Thực hiện quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh đảm
bảo theo đúng quy định. Đẩy mạnh rà soát khai thác
các nguồn thu từ cho thuê tài sản, cá nhân kinh doanh thầu xây dựng, kinh doanh
thương mại điện tử, quản lý tốt đối với hộ kê khai, chống thất thu, bỏ sót hộ; giám sát chặt
chẽ việc ngừng, nghỉ kinh doanh của các hộ, cá nhân kinh doanh nhằm chống thất
thu trong lĩnh vực hộ, cá nhân kinh doanh khoán thuế. Triển khai chức năng Bản
đồ số hộ kinh doanh để người dân nắm bắt thông tin, tự giác chấp hành pháp luật và thực hiện nộp
đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế và nghĩa vụ tài chính theo quy định. Đồng thời nâng cao chất lượng quản lý thông tin người nộp
thuế mà trọng tâm là quản lý doanh thu thực tế của các hộ kinh doanh; hoàn thiện
cơ sở dữ liệu quản lý hộ, cá nhân kinh doanh.
- Triển
khai các giải pháp để tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với tổ chức, cá nhân hoạt động
kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh.
- Quyết liệt,
đẩy mạnh sớm tăng thu từ đất: giải quyết nhanh nhất các thủ tục về đất đai, xử
lý các vướng mắc nhằm nâng cao chất lượng phục vụ giải quyết thủ tục hành chính
về đất đai cho người nộp thuế; kiến nghị các Sở, ngành giải quyết kịp thời các
vướng mắc về đất đai để đưa các dự án sớm đi vào triển khai thực hiện, đồng thời
tạo nguồn thu cho ngân sách.
- Phối hợp với
các Sở, ban, ngành để nắm thông tin về các dự án đầu tư, giấy phép xây dựng,...
qua đó để thu kịp thời đối với thầu xây dựng dân dụng và công nghiệp.
-
Tăng cường công tác quản lý hóa đơn, chứng từ,
chú trọng đến tình hình sử dụng hóa đơn, chứng từ của các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh, nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi sử dụng hóa đơn,
chứng từ không hợp pháp, hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra để phát hiện việc sử dụng hóa đơn
giả, trục lợi trong hoàn thuế nhằm chiếm đoạt ngân sách nhà nước, xử lý nghiêm
theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện đầy đủ, đồng bộ công tác quản lý nội ngành như công tác tổ chức
cán bộ, công tác kiểm tra nội bộ, công tác phòng, chống tham nhũng, giải
quyết khiếu nại, tố cáo; công tác tài vụ, quản trị, quản lý tài chính, quản lý
tài sản, xây dựng cơ bản. Tăng cường kỷ
cương, kỷ luật trong thực thi công vụ.
P.TTHT | 08/11/2023 10:00 SA | Đã ban hành | Approved | | Dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Thuế được tôn vinh ở vị trí xuất sắc | Dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Thuế được tôn vinh ở vị trí xuất sắc | |
Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành văn bản số 5406/VTTTT-CĐSQG ngày 23/10/2013 về việc tôn vinh dịch vụ công trực tuyến xuất sắc. Theo đó “Dịch vụ khai thuế GTGT đối với phương pháp khấu trừ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh” của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) là một trong 4 dịch vụ công trực tuyến được tôn vinh ở vị trí xuất sắc.
“Dịch vụ khai thuế GTGT đối với phương pháp khấu trừ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh” của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) là dịch vụ công trực tuyến được tôn vinh ở vị trí xuất sắc
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, thực hiện nhiệm vụ được giao “Tổ chức tôn vinh dịch vụ công chất lượng nhất, dịch vụ công thu hút được sự tham gia rộng rãi nhất” tại Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, ngày 07/8/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã gửi Văn bản số 3179/BTTTT-CĐSQG đến các bộ, ngành, địa phương để phối hợp thực hiện tôn vinh dịch vụ công trực tuyến xuất sắc.

CÚP TÔN VINH
Dịch vụ công trực tuyến xuất sắc dành cho Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính)
|
Trong Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 vừa qua, với vai trò là cơ quan được Chính phủ giao chủ trì triển khai chương trình Chuyển đổi số quốc gia và Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn đến năm 2025, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức đánh giá và tôn vinh các dịch vụ công trực tuyến phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp trên toàn quốc, theo đó 4 dịch vụ công trực tuyến đáp ứng tốt nhất các tiêu chí “toàn trình” và “toàn dân” được tôn vinh lựa chọn.
Được biết, việc đánh giá, lựa chọn các dịch vụ công trực tuyến xuất sắc được thực hiện trên cơ sở tổng hợp đề xuất của các bộ, ngành, địa phương và chỉ có 4 dịch vụ công trực tuyến xuất sắc của 3 Bộ gồm: Bộ Tài chính, Bộ Công An, Bộ Giáo dục và Đào tạo được tôn vinh Dịch vụ công trực tuyến xuất sắc và tổ chức tôn vinh.
Theo đó, “Dịch vụ khai thuế GTGT đối với phương pháp khấu trừ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh” của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) là dịch vụ công trực tuyến được tôn vinh ở vị trí xuất sắc.
Theo Tổng cục Thuế, thực hiện mục tiêu của Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 là “chuyển đổi số phải lấy người dân là trung tâm và động lực phát triển”.
Trong thời gian qua Tổng cục Thuế đã rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa, và điện tử hóa được 145 thủ tục hành chính thuế trên tổng số 235 thủ tục hành chính thuế, đồng thời tích hợp các dịch vụ công trực tuyến lên Cổng DVC Quốc gia và Hệ thống thông tin điện tử của Tổng cục Thuế nhằm phục vụ tốt hơn nữa các yêu cầu của người dân và doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu mục tiêu “Lấy người nộp thuế làm trung tâm phục vụ” và coi người nộp thuế là “đối tác tin cậy” trong quá trình quản lý thuế của ngành và thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách cho Nhà nước.
Kết quả trên thêm một lần nữa khẳng định, Tổng cục Thuế đã và đang thực hiện dịch vụ công trực tuyến với quyết tâm triển khai đáp ứng mục tiêu chung của Chính phủ về Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ.
(Phòng CNTT trích đăng từ nguồn website của Tổng cục Thuế) | 08/11/2023 8:00 SA | Đã ban hành | Approved | | Áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng | Áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng | |
Ngành Thuế đánh giá, thủ đoạn gian lận trong hoàn thuế giá trị
gia tăng hiện đang có những diễn biến hết sức phức tạp và tinh vi. Để ngăn
chặn vấn nạn trên, từ ngày 25/10/2023, ngành Thuế đã chính thức áp dụng quản lý
rủi ro vào phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng trên toàn quốc, nhằm chống
gian lận hoàn thuế. Cơ quan thuế đã nhận diện những hành vi vi phạm pháp luật điển
hình về thủ đoạn cố tình sử dụng hoá đơn điện tử bất hợp pháp
Thủ đoạn gian lận tiền hoàn thuế ngày càng tinh vi
Tổng cục Thuế cho biết, thời gian qua, một bộ phận người nộp thuế
(NNT) lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế, chính sách đã thành lập doanh nghiệp
(DN) không để sản xuất kinh doanh, mà thực hiện hành vi mua bán và sử dụng hóa
đơn khống, bất hợp pháp. Hành vi gian lận chiếm đoạt tiền NSNN thông qua hoàn
thuế, không chỉ làm méo mó môi trường sản xuất kinh doanh, mà còn gây bất bình
đẳng trong cộng đồng DN.
Thông qua công tác quản lý thuế, cơ quan thuế đã nhận diện những
hành vi vi phạm pháp luật điển hình của một số DN, tổ chức, cá nhân có động cơ,
mục đích cố tình sử dụng hoá đơn điện tử bất hợp pháp để chiếm đoạt tiền hoàn
thuế của NSNN như: xuất khống, mua bán hóa đơn (trong đó có trường hợp là hóa
đơn giả) để trục lợi; lập hóa đơn sai quy định để hợp thức hóa, giảm chi phí đầu
vào để giảm thuế phải nộp, kê khai không đúng, không đủ; không xuất hóa đơn cho
hàng hóa xuất khẩu...
3 tiêu chí phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT
Bộ chỉ số
tiêu chí phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa chọn người nộp thuế để xây dựng
kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế được chia làm 3 nhóm, gồm: Nhóm I
- Nhóm chỉ số tiêu chí phân loại hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT thuộc diện kiểm
trước hoàn sau. Nhóm II - Nhóm chỉ số tiêu chí phân loại hồ sơ đề nghị hoàn
thuế GTGT theo phương pháp chấm điểm rủi ro. Nhóm III - Nhóm chỉ số tiêu chí
theo yêu cầu quản lý của cơ quan thuế.
|
Cùng với đó, một số DN có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng ý
thức chấp hành pháp luật thuế chưa cao, đã tham gia hoạt động mua bán hóa đơn bất
hợp pháp để kê khai khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT, chiếm đoạt tiền thuế, kê
khai khống chi phí được trừ nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), gây thất
thu cho NSNN.
Những hành vi trên đã ảnh hưởng đến môi trường sản xuất kinh
doanh, tạo môi trường cạnh tranh không bình đẳng giữa các DN, gây bức xúc trong
xã hội, ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế của cơ quan thuế.
Tổng cục Thuế cho biết, có khá nhiều các vụ án đã được Cơ quan
Công an điều tra, khởi tố tại TP. Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Hải Phòng, Quảng Ninh,
Ninh Bình… trong thời gian qua. Hành vi, thủ đoạn của nhóm các DN này hết sức
tinh vi, phạm vi thực hiện trên cả nước, thời gian diễn ra từ khi thành lập đến
khi bỏ địa điểm kinh doanh hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện
hành vi vi phạm pháp luật...
Điển hình như vụ án xảy ra tại Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức
(Thủ Đức House) là một vụ án kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, điển hình của tội
phạm kinh tế, buôn lậu, lừa đảo, chiếm đoạt tiền hoàn thuế…, với 67 bị cáo bị
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về 10 tội danh.
Trong vụ án này, Viện Kiểm sát xác định đối tượng chủ mưu là Trịnh
Tiến Dũng thành lập 18 công ty ma, làm khống các hợp đồng xuất khẩu, mua bán
lòng vòng linh kiện điện tử giả và nâng khống giá trị gấp nhiều lần để chiếm đoạt
hơn 538 tỷ đồng tiền hoàn thuế thông qua 3 công ty trung gian. Trong đó, thông
qua Thuduc House chiếm đoạt 365 tỷ đồng.
Cơ sở để kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế
Lãnh đạo Tổng cục Thuế cho rằng, những hành vi vi phạm về hoàn
thuế GTGT, nhằm chiếm đoạt tiền thuế ngày càng phức tạp. Theo đó, ngày
18/9/2023, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định 1388/QĐ-TCT về việc áp dụng quản
lý rủi ro (QLRR) trong phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa chọn NNT để xây dựng
kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế.
Lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết, việc áp dụng QLRR trong công
tác hoàn thuế GTGT để phân tích, đánh giá, xếp hạng NNT là DN, tổ chức có hồ sơ
đề nghị hoàn thuế GTGT. Việc QLRR trong công tác hoàn thuế GTGT sẽ thực hiện áp
dụng đối với hồ sơ hoàn thuế dự án đầu tư và hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ
xuất khẩu.
Đồng thời, kết quả đánh giá, xếp hạng rủi ro đối với NNT có hồ
sơ đề nghị hoàn thuế GTGT là căn cứ để quyết định kiểm tra trước hoàn thuế sau
đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT của NNT được xếp hạng rủi ro cao. Đây là
cơ sở để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ hoàn
thuế GTGT thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau theo mức độ xếp hạng rủi ro
của NNT.
Ngoài ra, việc phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT còn giúp chuẩn hóa
nội dung và các bước công việc, tạo sự thống nhất trong công tác lựa chọn NNT
có dấu hiệu rủi ro để phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT và xây dựng kế hoạch kiểm
tra, thanh tra sau hoàn thuế.
Bên cạnh đó, việc phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT cũng góp phần đẩy
mạnh cải cách, hiện đại hóa công tác lựa chọn NNT có dấu hiệu rủi ro, kịp thời
phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật thuế và nâng cao hiệu quả công tác quản
lý thuế.
Thực hiện Quyết định 1388/QĐ-TCT, từ ngày 25/10/2023, ngành Thuế
đã chính thức áp dụng QLRR vào phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT trên toàn quốc.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tập huấn hướng dẫn triển khai áp dụng QLRR vào
phân loại hồ sơ hoàn thuế với cơ quan thuế các cấp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục
Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết, trong giai đoạn đầu triển khai, sẽ chạy phân tích
trong phạm vi bộ chỉ số tiêu chí (CSTC) gồm CSTC nhóm I và CSTC nhóm II với trọng
số của các CSTC là 1 để phân tích, phân loại rủi ro trên phạm vi cả nước. Ngành Thuế đã triển khai áp dụng QLRR trong phân loại hồ sơ hoàn
thuế GTGT
Để triển khai áp dụng QLRR trong phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT
có hiệu quả, Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh chỉ đạo tổ triển khai tại Tổng
cục Thuế là đầu mối triển khai hệ thống ứng dụng và hỗ trợ cục thuế địa phương
trong thời gian triển khai và xử lý các vướng mắc phát sinh sau quá trình triển
khai ứng dụng.
Đối với tổ triển khai tại cục thuế địa phương thực hiện kiểm
soát, theo dõi, đánh giá việc rà soát, kiểm tra các trường hợp rủi ro xác định
từ kết quả phân tích trên hệ thống theo đúng quy định.
Đồng thời, lãnh đạo Tổng cục Thuế giao Ban QLRR chủ trì phối hợp
với Cục Công nghệ thông tin, Vụ Kê khai và Kế toán thuế, Cục Thanh tra Kiểm tra
tiếp tục rà soát phân tích nghiệp vụ, hoàn thiện ứng dụng QLRR - phân hệ hoàn
thuế đáp ứng việc triển khai các CSTC nhóm III và các nội dung còn chưa triển
khai trong giai đoạn đầu, đảm bảo đầu năm 2024 triển khai theo quy định tại Quyết
định 1388/QĐ-TCT về áp dụng QLRR trong phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa chọn
NNT để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế.
Áp dụng quản lý rủi ro là phương pháp quản lý thuế hiện đại
Hệ thống phân tích dữ liệu và QLRR sẽ góp phần giúp ngành Thuế
thay đổi phương thức quản lý. Áp dụng QLRR trong quản lý thuế là phương pháp
quản lý thuế hiện đại nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch; giảm thiểu sự
can thiệp trực tiếp của cán bộ thuế, cơ quan thuế vào việc quyết định các biện
pháp đối với NNT.
Việc áp dụng QLRR trong quản lý thuế là xu thế tất yếu khách quan
và phù hợp với yêu cầu cải cách, hiện đại hóa ngành Thuế. Việc áp dụng QLRR đảm
bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thuế; khuyến khích, tạo điều kiện
thuận lợi để NNT tự nguyện tuân thủ tốt các quy định của pháp luật về thuế, đồng
thời góp phần phòng chống, phát hiện, xử lý kịp thời và hiệu quả các hành vi
vi phạm pháp luật về thuế.
Còn đối với NNT, hệ thống phân tích dữ liệu và QLRR đảm bảo tính
công bằng và minh bạch tốt hơn trong hoạt động quản lý về thuế. Do đó, NNT được
đối xử công bằng trong trách nhiệm, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
|
(Phòng CNTT trích đăng từ nguồn website Tổng cục Thuế) | 07/11/2023 9:00 SA | Đã ban hành | Approved | | Triển khai ứng dụng CNTT góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và điện tử hóa công tác quản lý thuế | Triển khai ứng dụng CNTT góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và điện tử hóa công tác quản lý thuế | |
Đó là nhận định của Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh tại Hội nghị giới thiệu 19 công cụ, ứng dụng do Cục Thuế xây dựng để lựa chọn công cụ, ứng dụng triển khai mở rộng trên toàn quốc vừa được Tổng cục Thuế tổ chức sáng nay (06/11) tại TP Hải Phòng. Tham dự có đại diện Lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế và 25 Cục Thuế khu vực miền Bắc.

Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh phát biểu chỉ đạo hội nghị
Phát triển CNTT trong công tác quản lý thuế là xu hướng tất yếu
“Bên cạnh hệ thống ứng dụng CNTT do Tổng cục Thuế xây dựng, cài đặt tập trung tại Tổng cục Thuế và triển khai cho 63 Cục Thuế trên phạm vi toàn quốc, từ năm 2003 đến nay, các Cục Thuế các tỉnh, thành phố đã tự xây dựng tổng cộng 80 công cụ, phần mềm hỗ trợ thêm cho công tác quản lý thuế tại cơ quan thuế phù hợp với đặc thù địa phương.” |
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh cho biết, với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Chính phủ, Bộ Tài chính luôn xem việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) là yếu tố cốt lõi trong việc thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính từ Trung ương đến địa phương với nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện chuyển đổi số toàn diện và rộng khắp đối với cả người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành của từng cơ quan Nhà nước trong đó có cơ quan Thuế.
Theo đó, chặng đường phát triển hệ thống CNTT ngành Thuế đã trải qua hơn 32 năm, với việc triển khai hệ thống QLT tập trung, các dịch vụ thuế điện tử và các ứng dụng quản lý nội ngành, hệ thống CNTT ngành Thuế đã phát triển một cách toàn diện, ứng dụng CNTT trong hầu hết các khâu của quy trình quản lý thuế và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ NNT.
Phó Tổng cục trưởng chia sẻ, việc triển khai hiệu quả ứng dụng CNTT đã góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, điện tử hóa, số hóa công tác quản lý thuế phù hợp với định hướng chuyển đổi số của Chính phủ và nhu cầu tiếp cận thông tin theo phương thức điện tử của người nộp thuế đồng thời góp phần tăng thu NSNN.
Đặc biệt những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT đã tích cực góp phần thực hiện công cuộc chuyển đổi số trong ngành Thuế, triển khai thành công hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc, mở rộng triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền; triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử eTax Mobile, Cổng thông tin điện tử dành cho Nhà cung cấp nước ngoài và Cổng tiếp nhận thông tin thương mại điện tử; tích hợp với CSDL quốc gia về dân cư để sử dụng mã định danh cá nhân làm mã số thuế; triển khai đáp ứng áp dụng quản lý rủi ro trong sử dụng hóa đơn điện tử và hoàn thuế.
Chủ động nghiên cứu các ứng dụng CNTT quản lý thuế
Cục trưởng Cục CNTT Phạm Quang Toàn cho biết, Tổng cục Thuế đã tổng hợp được 80 công cụ của 20 Cục Thuế. Trong đó, có 39 công cụ liên quan chính sách, quy trình nghiệp vụ quản lý về kê khai, thông báo thuế, quản lý nợ, quản lý hộ, cá nhân kinh doanh, thanh tra kiểm tra, tra cứu chứng từ, tra cứu thông tin người nộp thuế, phân tích đối chiếu dữ liệu HĐĐT, đối chiếu HĐĐT với hồ sơ khai thuế GTGT; 8 công cụ hỗ trợ công tác quản lý thuế và 23 công cụ nội bộ (hỗ trợ xử lý văn bản, chấm sáng kiến, chấm công, thi đua, sổ tay nghiệp vụ, thi trắc nghiệm, hỗ trợ quản trị người dùng, quản lý thiết bị).
Qua rà soát, Tổng cục Thuế đã lựa chọn được 19 công cụ đáp ứng các yêu cầu quản lý thuế đang được Tổng cục Thuế, các cục thuế chú trọng triển khai trong giai đoạn hiện nay.
Trao đổi về các công cụ do các Cục Thuế tự xây dựng, từ đó có phương án nâng cao hiệu quả, tối ưu nguồn lực, hỗ trợ các cơ quan thuế trong công tác triển khai các phần mềm CNTT đáp ứng chính sách, quy trình quản lý thuế, cung cấp dịch vụ điện tử cho NNT và kết nối, trao đổi thông tin với các cơ quan, tổ chức liên quan, Cục trưởng Cục CNTT Phạm Quang Toàn cho biết, việc lựa chọn giới thiệu 19/80 công cụ ứng dụng của Cục Thuế dựa trên các tiêu chí. Cụ thể:
Thứ nhất, công cụ xây dựng và triển khai trong vòng 10 năm trở lại đây;
Thứ hai, các công cụ đã hình thành giao diện chức năng ứng dụng;
Thứ ba, đáp ứng các yêu cầu quản lý thuế đang được Tổng cục Thuế, Cục Thuế chú trọng triển khai trong giai đoạn hiện nay (như khai thác HĐĐT, quản lý hộ, cá nhân kinh doanh, quyết toán thuế TNCN, quản lý rủi ro, quản lý thuế đối với một số lĩnh vực đặc thù như đất đai, xăng dầu,…)
Tại Hội nghị đại diện lãnh đạo và chuyên viên của Cục Thuế trình bày và giới thiệu chi tiết về công cụ, ứng dụng CNTT do Cục Thuế xây dựng liên quan đến 5 nhóm về công tác quản lý thuế và quản lý hộ cá nhân kinh doanh; nhóm kiểm soát dữ liệu hóa đơn điện tử; nhóm đăng ký thuế, kê khai và kiểm soát hồ sơ kê khai thuế, nhóm cung cấp các kênh hỗ trợ người nộp thuế và nhóm hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra và quản lý rủi ro. Đồng thời, các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế và các Cục Thuế trực tiếp tham gia góp ý, đánh giá về sự cần thiết, hiệu quả và khả năng triển khai công cụ, ứng dụng trên toàn quốc.

Quang cảnh hội nghị
Trên cơ sở nội dung trình bày và các ý kiến đánh giá tại Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh chỉ đạo các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế nghiên cứu, tham mưu cho Lãnh đạo Tổng cục phương án triển khai tiếp theo nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công cụ trong công tác quản lý thuế trong toàn ngành; đối với ứng dụng có thể áp dụng ngay trên toàn quốc thì triển khai cho tất cả các Cục Thuế áp dụng ngay sau Hội nghị.
“Tôi mong rằng với thời gian 02 ngày, hội nghị sẽ làm việc tập trung, nghiêm túc để cùng rà soát, đánh giá về cơ sở pháp lý, nội dung nghiệp vụ, yêu cầu quản lý thực tế tại địa phương và khả năng triển khai mở rộng các công cụ nhằm phổ biến, nhân rộng các mô hình hiệu quả.” - Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh nhấn mạnh.
(Phòng CNTT trích đăng từ Website Tổng cục Thuế) | 07/11/2023 8:00 SA | Đã ban hành | Approved | | Chương trình bấm nút lựa chọn trúng thưởng “Hóa đơn may mắn” đối với hóa đơn Quý III năm 2023 tại Cục Thuế tỉnh Long An | Chương trình bấm nút lựa chọn trúng thưởng “Hóa đơn may mắn” đối với hóa đơn Quý III năm 2023 tại Cục Thuế tỉnh Long An | |
Chiều ngày 01/11/2023, tại Hội trường lầu I - trụ sở Cục Thuế. Cục Thuế tỉnh Long An tổ chức Chương trình bấm nút lựa chọn trúng thưởng “Hóa đơn may mắn” đối với hóa đơn Quý III năm 2023.
Tham dự và giám sát chương trình “Hóa đơn may mắn” có đồng chí Nguyễn Văn Thủy – Cục trưởng Cục Thuế, Phó Chủ tịch Hội đồng giám sát, cùng các đồng chí đại diện lãnh đạo các sở, ngành, Lãnh đạo Cục Thuế và các đồng chí trưởng các phòng thuộc Cục Thuế là thành viên Hội đồng giám sát và các thành viên tổ triển khai chương trình hóa đơn may mắn.
Tại 8 điểm cầu có Ban lãnh đạo và công chức Chi cục Thuế khu vực, huyện.

Hội nghị đã tiến hành bấm nút lựa chọn trúng thưởng “Hóa đơn may mắn, đồng chí Nguyễn Văn Thủy - Cục trưởng Cục Thuế, Phó Chủ tịch Hội đồng giám sát đã lên bấm nút lựa chọn ngẫu nhiên hóa đơn điện tử đã phát hành trong quý III năm 2023 với 129.532 số hóa đơn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, đủ điều kiện đưa vào bấm nút lựa chọn "Hóa đơn may mắn" kỳ này, để tìm ra những số hóa đơn may mắn trúng thưởng. Chương trình thực hiện bấm nút lựa chọn trúng thưởng 1 lần/quý cho tất cả các giải bao gồm 01 giải nhất, 03 giải nhì, 05 giải ba và 20 giải khuyến khích với tổng giá trị trao giải là 60 triệu đồng cho cá nhân, hộ kinh doanh trúng thưởng.”

Đồng chí Nguyễn Văn Thủy - Cục trưởng Cục Thuế, Phó Chủ tịch Hội đồnggiám sát bấm nút lựa chọn “hóa đơn may mắn”
Kết quả trúng thưởng của chương trình “Hóa đơn may mắn” Quý III năm 2023 được Hội đồng giám sát thông qua biên bản xác nhận và công khai trên Cổng thông tin điện tử của Cục Thuế tỉnh Long An (Website: http://longan.gdt.gov.vn; https://cucthue.longan.gov.vn), và trên các phương tiện thông tin đại chúng Đài phát thanh truyền hình Long An, Báo Long An.
Thời hạn nhận thưởng trong vòng 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả chương trình “Hóa đơn may mắn” Quý III năm 2023, quá thời hạn trên các số hóa đơn trúng thưởng sẽ không còn giá trị nhận thưởng. Hình thức trả thưởng nhận trực tiếp hoặc chuyển khoản.
Chương trình “hóa đơn may mắn” nhằm khuyến khích người mua lấy hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ để tăng cường quản lý doanh thu kinh doanh, tạo thói quen tiêu dùng văn minh, mua bán hàng hóa phải có hóa đơn hợp pháp, bảo vệ quyền lợi cho người mu, khuyến khích người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã số của cơ quan thuế./.
Tài liệu đính kèm:
Biên bản xác nhận kết quả Chương trình hóa đơn may mắn Quý III/2023.
P.TTHT | 02/11/2023 3:00 CH | Đã ban hành | Approved | | Số hóa toàn diện hệ thống quản lý thuế phục vụ người nộp thuế tốt hơn | Số hóa toàn diện hệ thống quản lý thuế phục vụ người nộp thuế tốt hơn | |
Với mục tiêu “Lấy người nộp thuế làm trung tâm
phục vụ”, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi
số, hiện đại hóa công tác quản lý thuế, giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành
chính thuế để hỗ trợ tối đa cho người dân, doanh nghiệp.
Ngành Thuế tiếp tục
đẩy mạnh áp dụng biện pháp quản lý thuế hiện đại để đảm bảo sự tôn nghiêm của
pháp luật, cũng như tạo sự bình đẳng trong việc chấp hành pháp luật về thuế
Thuế điện tử chất lượng cao cho người nộp thuế
Những năm qua cùng với việc thực thi các gói
giải pháp tài chính để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn,
phục hồi sản xuất, ngành Thuế cũng khẳng định vai trò tiên phong trong chương
trình chuyển đổi số quốc gia, cung cấp dịch vụ thuế điện tử chất lượng cao cho
người nộp thuế (NNT).
Với tính chất quan trọng và phạm vi tác động
rộng lớn của quá trình chuyển đổi toàn diện từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện
tử (HĐĐT), Bộ Tài chính đã chỉ đạo ngành Thuế đã triển khai hệ thống HĐĐT toàn
quốc để toàn bộ NNT sẽ áp dụng HĐĐT theo chuẩn định dạng thống nhất, có kết
nối, chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38.
Sau gần 2 năm từ ngày triển khai hệ thống HĐĐT
toàn quốc (ngày 21/4/2022), đã có trên 851 ngàn DN và trên 65 ngàn hộ kinh
doanh, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai đã đăng ký, chuyển đổi sử
dụng HĐĐT theo quy định; cơ quan thuế đã tiếp nhận và xử lý trên 5 tỷ HĐĐT.
Theo ông Phạm Quang Toàn - Cục trưởng Cục Công
nghệ Thông tin (Tổng cục Thuế) cho biết, việc triển khai HĐĐT đã thu hút đông
đảo DN công nghệ số tham gia, với 96 tổ chức cung cấp giải pháp HĐĐT và 25 tổ
chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền và lưu trữ dữ liệu HĐĐT được đăng tải công
khai trên các Cổng/trang thông tin điện tử của các đơn vị ngành Thuế, mở ra một
thời kỳ dịch vụ kinh tế số phát triển chưa từng có.
“Đến nay, trên hệ sinh thái HĐĐT đã có 96 nhà
cung cấp giải pháp, 25 tổ chức truyền nhận; 851.372 DN, tổ chức và 65.576 hộ,
cá nhân kinh doanh triển khai HĐĐT; 5,055 tỷ HĐĐT đã phát hành; đã có 6.618 hóa
đơn may mắn được trao thưởng cho NNT.” - Cục trưởng Phạm Quang Toàn chia sẻ.
Với việc các tổ chức, DN, cá nhân kinh doanh,
hộ kinh doanh có sử dụng hóa đơn đã chuyển sang sử dụng HĐĐT, cơ quan thuế các
cấp tiếp tục đẩy mạnh áp dụng phân tích dữ liệu lớn (big data) và trí tuệ
nhân tạo (AI) phục vụ quản lý thuế, vận hành, triển khai “Hệ thống phân tích cơ
sở dữ liệu và quản lý HĐĐT” từ đó tăng cường quản lý hóa đơn. Đồng
thời, NNT được cơ quan thuế các cấp hỗ trợ trực tuyến qua 479 kênh
thông tin và thông qua các nền tảng mạng xã hội như các trang facebook,
fanpage, kênh zalo... gửi thư điện tử để cung cấp thông tin hướng dẫn cho
NNT trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN.
Trong thời gian tới, ngành Thuế tiếp tục đẩy
mạnh áp dụng biện pháp quản lý thuế hiện đại để đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp
luật, cũng như tạo sự bình đẳng trong việc chấp hành pháp luật về thuế. Đồng
thời, ngành Thuế cũng sẽ tổ chức triển khai hiệu quả Chiến lược cải cách
hệ thống thuế đến năm 2030; Chương trình hành động triển khai Chiến lược cải
cách hệ thống thuế đến năm 2030; Kế hoạch cải cách hệ thống thuế đến năm 2025.

Người nộp thuế luôn là
đối tác tin cậy của ngành Thuế Việt Nam
Người nộp thuế là đối tác của sự phát triển để
hướng đến tương lai
Tại Hội nghị Biểu dương Người nộp thuế tiêu
biểu giai đoạn 2020-2022 vừa được tổ chức ngày 20/10/2023 vừa qua, theo đánh
giá của một số DN, trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế trong nước những
năm vừa qua, bên cạnh nỗ lực tự thân trong việc điều chỉnh cơ cấu, cắt giảm chi
phí để duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, cộng đồng DN đã nhận được
sự đồng hành, chia sẻ của cơ quan quản lý, đặc biệt là Bộ Tài chính và Tổng cục
Thuế với các chính sách hỗ trợ kịp thời, thiết thực và hiệu quả.
Có thể kể đến là các chính sách về gia hạn,
miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất, miễn, giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập
khẩu, thuế bảo vệ môi trường, cùng nhiều khoản phí, lệ phí để hỗ trợ DN,
người dân và nền kinh tế, giúp DN kịp thời xoay vòng vốn và khôi phục sản
xuất, từ đó DN đã khôi phục được 100% năng lực sản xuất và kinh doanh có lãi,
qua đó hoàn thành nghĩa vụ nộp NSNN.
Bên cạnh đó, thời gian qua, ngành Thuế đã áp
dụng nhiều công nghệ, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính, tạo điều kiện
thuận lợi cho người dân và DN để thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Điểm nhấn quan
trọng nhất trong công tác chuyển đổi số của ngành Thuế đó là triển khai thành
công hệ thống HĐĐT đến DN.
HĐĐT giúp DN giảm 90% các công đoạn để phát
hành hóa đơn và giao hàng cho khách hàng, giảm 80% nhân sự quản lý và tiết kiệm
đáng kể thời gian, chi phí. Quan trọng hơn, việc sử dụng HĐĐT tạo thuận lợi cho
cả DN và khách hàng.
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của thương
mại điện tử và cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 thì việc áp dụng các ứng
dụng thuế điện tử rất thuận lợi cho người dân. Việc ngành Thuế triển khai ứng
dụng eTax Mobile đã mang lại thuận lợi cho NNT, hỗ trợ tốt cho NNT trong thực
hiện nghĩa vụ khai, nộp thuế, tiết kiệm thời gian chi phí khi phải đến nộp trực
tiếp tại cơ quan thuế.
Với ứng dụng eTax Mobile, ở bất cứ đâu
NNT chỉ cần có điện thoại thông minh là có thể thực hiện nghĩa vụ thuế
đúng thời gian, tiết kiệm được khá nhiều thời gian, chi phí.
Việc sử dụng eTax Mobile được NNT đánh giá
không chỉ phục vụ cho NNT, mà còn đem lại nhiều lợi ích cho cơ quan quản lý nhà
nước và xã hội nói chung. Đây được coi là khâu rất quan trọng trong chuyển đổi
số, là xu thế tất yếu nhằm xây dựng hệ thống quản trị tài chính công hiện đại,
minh bạch.
Tại Hội nghị Biểu dương Người nộp thuế tiêu
biểu giai đoạn 2020-2022 vừa qua, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành
cảm ơn sự hợp tác, phối hợp hiệu quả của cộng đồng DN và đội ngũ doanh nhân
Việt Nam đối với ngành Thuế trong thời gian qua.
Đồng thời Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành cam
kết ngành Thuế tiếp tục mục tiêu “Lấy người nộp thuế làm trung tâm phục vụ”,
cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Thuế đã và sẽ tiếp tục
tiếp bước, phát huy truyền thống đoàn kết, trách nhiệm, vượt khó của các thế hệ
đi trước để cùng đồng hành chia sẻ cùng NNT - những đối tác của sự phát triển
để hướng đến tương lai phồn vinh của đất nước.
Đặc biệt, để thực sự trở thành “Đối tác
tin cậy với Người nộp thuế”, Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành khẳng định, ngành
Thuế Việt Nam luôn khắc sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thu thuế phải thu
được lòng Dân” và tập trung chỉ đạo các đơn
vị trong toàn ngành Thuế thực hiện quán triệt và tuyên truyền khơi dậy tinh
thần yêu nước, đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo đến từng công chức, viên
chức, người lao động trong đơn vị từ đó tạo động lực phấn đấu hoàn thành thắng
lợi nhiệm vụ chính trị được giao.
(Phòng CNTT trích đăng từ website Tổng cục Thuế) | 30/10/2023 9:00 SA | Đã ban hành | Approved | | Tập huấn áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT | Tập huấn áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT | |
Sáng ngày 24/10, Tổng
cục Thuế tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn triển khai áp dụng quản lý rủi ro
(QLRR) trong phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT). Hội nghị được
tổ chức theo hình thức trực tiếp tại cơ quan Tổng cục Thuế và trực tuyến tại 63
điểm cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phó Tổng cục
trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh chủ trì hội nghị.

Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh phát biểu chỉ đạo hội nghị
Phát biểu tại hội
nghị, Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh cho biết, trong thời gian vừa qua,
thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính về
việc tiếp tục đẩy nhanh công tác giải quyết các hồ sơ hoàn thuế GTGT, khoảng
80% hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT đã được ngành thuế phân loại thuộc diện hoàn
thuế trước, kiểm tra sau và giải quyết nhanh chóng.
Lũy kế đến đầu tháng
9/2023, cơ quan thuế đã ban hành 12.246 quyết định tương ứng với số tiền thuế
đã hoàn 92.430 tỷ đồng. Điều này góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát
triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa.
Tuy nhiên, những hành
vi vi phạm về hoàn thuế GTGT nhằm chiếm đoạt tiền thuế ngày càng phức tạp. Theo
đó, cần thiết phải áp dụng QLRR trong phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT để chống
gian lận hoàn thuế GTGT.
Phó Tổng cục trưởng
Đặng Ngọc Minh cũng chia sẻ, ngày 18/9/2023, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết
định 1388/QĐ-TCT quy định về áp dụng QLRR trong phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT
và lựa chọn người nộp thuế để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn
thuế gồm bộ chỉ số tiêu chí (CSTC) và quy trình hướng dẫn thực hiện.
Hội nghị tập huấn nhằm
chuẩn hóa các nội dung và các bước công việc, tạo sự thống nhất trong công tác
phân loại hồ sơ hoàn thuế và lựa chọn doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro để xây
dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế. Qua đó, góp phần đẩy mạnh cải
cách, hiện đại hóa công tác lựa chọn người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro; kịp
thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật thuế và nâng cao hiệu quả công tác
quản lý thuế.
Tại Hội nghị tập huấn,
Phó Trưởng Ban QLRR Ngô Thị Thùy Linh giới thiệu về Bộ chỉ số tiêu chí, hướng
dẫn áp dụng QLRR trong phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa chọn người nộp
thuế để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế. Bộ CSTCphân loại
hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa chọn người nộp thuế để xây dựng kế hoạch kiểm tra,
thanh tra sau hoàn thuế được chia làm 3 nhóm.
Nhóm I - Nhóm
CSTC phân loại hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT thuộc diện kiểm trước hoàn sau.
Nhóm II - Nhóm
CSTC phân loại hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT theo phương pháp chấm điểm rủi ro.
Nhóm III - Nhóm
CSTC theo yêu cầu quản lý của cơ quan thuế.
Hội nghị cũng được
lắng nghe Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin – Phạm Quang Toàn hướng dẫn thực
hiện chức năng QLRR trên ứng dụng TPR phân hệ hoàn thuế. Theo đó, việc xác định
ngưỡng rủi ro của đề nghị hoàn thuế được thực hiện theo nguyên tắc: 15% rủi ro
cao; 30% rủi ro thấp và còn lại là rủi ro trung bình (55%).
Chia sẻ tại Hội nghị,
Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh cho biết việc
áp dụng QLRR phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT được triển khai trên toàn quốc kể
từ ngày 25/10/2023. Trong giai đoạn đầu triển khai, Tổng cục Thuế sẽ chạy phân
tích trong phạm vi Bộ CSTC gồm CSTC Nhóm I và CSTC Nhóm II với trọng số của các
CSTC là 1 để phân tích, phân loại rủi ro trên phạm vi cả nước.
Để triển khai áp dụng
QLRR trong phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT có hiệu quả, Phó Tổng cục trưởng Đặng
Ngọc Minh yêu cầu:
Một là, Tổ triển khai tại Tổng cục Thuế là
đầu mối triển khai hệ thống ứng dụng và hỗ trợ Cục
Thuế địa phương trong thời gian triển khai và xử lý các
vướng mắc phát sinh sau quá trình triển khai ứng dụng.
Hai
là, Tổ triển khai tại Cục Thuế địa phương thực hiện kiểm soát, theo dõi,
đánh giá việc rà soát, kiểm tra các trường hợp rủi ro xác định từ kết quả phân
tích trên hệ thống theo đúng quy định.
Ba
là, Ban QLRR chủ trì phối hợp với Cục CNTT, Vụ KK, Cục
TTKT tiếp tục rà soát phân tích nghiệp vụ, hoàn thiện ứng dụng QLRR – phân hệ
hoàn thuế đáp ứng việc triển khai các CSTCNhóm III và các nội dung còn chưa
triển khai trong giai đoạn đầu đảm bảo đầu năm 2024 triển khai theo quy định tại Quyết định
1388/QĐ-TCT về áp dụng QLRR trong phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa
chọn người nộp thuế để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế.
(Phòng CNTT trích
đăng từ nguồn website Tổng cục Thuế)
| 25/10/2023 9:00 SA | Đã ban hành | Approved | | Cục Thuế tỉnh Long An chúc mừng ngày 20/10 | Cục Thuế tỉnh Long An chúc mừng ngày 20/10 | |
Sáng ngày 20/10, Lãnh đạo Cục và Công đoàn cơ sở tại Cục Thuế tỉnh Long An đã tổ chức buổi lễ kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2023) và Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang và phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Đồng thời thể hiện tinh thần tri ân sự hy sinh, đóng góp to lớn của phụ nữ Việt Nam nói chung và của công chức, người lao động nữ Ngành Thuế nói riêng đối với gia đình, xã hội và với ngành thuế Long An.
Từ trái sang phải: Đ/c Trần Thị Thu Vân, đ/c Nguyễn Văn Thủy, đ/c Huỳnh Thị Thu Năm, đ/c Nguyễn Ngọc Minh Sang.
Tham dự buổi lễ có sự góp mặt của đại biểu khách mời: đồng chí Huỳnh Thị Thu Năm - Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng trường chính trị tỉnh Long An; Đồng chí Nguyễn Văn Thủy - Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Thuế; Đồng chí Nguyễn Ngọc Minh Sang - Phó Cục trưởng Cục thuế, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Cục thuế; Đồng chí Trần Thị Thu Vân, Phó Cục trưởng Cục Thuế và Đồng chí Nguyễn Phi Sơn - Phó Cục trưởng Cục Thuế.
Mở đầu chương trình là những tiết mục văn nghệ vui tươi và ý nghĩa được dàn dựng và biểu diễn bởi công đoàn viên của Công đoàn cơ sở Cục Thuế gửi tặng đến các chị em ngành thuế Long An.
Trải qua nhiều thăng trầm, người phụ nữ Việt đã và đang khẳng định được vị thế trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tại Cục Thuế tỉnh Long An, các chị em phụ nữ đã đóng góp nhiều công sức và có nhiều thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực công tác, góp phần không nhỏ vào thành tích chung của Cục Thuế qua 33 năm thành lập và phát triển.

Đồng chí Nguyễn Văn Thủy - Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Thuế gửi lời chúc đến chị em phụ nữ tại Văn phòng Cục.
Thay mặt lãnh đạo Cục, Đồng chí Nguyễn Văn Thủy - Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Thuế gửi lời tri ân cùng lời cảm ơn sâu sắc về những đóng góp của các nữ cán bộ, công chức cho sự phát triển của ngành Thuế. Đồng thời, đồng chí Cục trưởng bày tỏ mong muốn các chị em tiếp tục phát huy sự năng động, sáng tạo, đoàn kết, nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong từng vị trí công tác.
Đại biểu khách mời, đồng chí Huỳnh Thị Thu Năm - Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng trường chính trị tỉnh Long An cũng đã có những chia sẻ thân tình, những lời chúc mừng đến toàn thể chị em phụ nữ đang công tác tại Văn phòng Cục Thuế. Đồng chí cũng khích lệ các chị em phát huy bản chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, luôn là những tấm gương tiêu biểu, xuất sắc, giỏi việc nước, đảm việc nhà.

Lãnh đạo Cục Thuế tặng hoa chúc mừng chị em nữ cán bộ, công chức ngành Thuế.

Chụp ảnh lưu niệm và kết thúc buổi lễ kỷ niệm ngày 20/10/2023 tại Cục Thuế tỉnh Long An
.
Trước khi kết thúc, Ban lãnh đạo Cục Thuế đã gửi lời cảm ơn cùng những món quà ý nghĩa đến chị em phụ nữ. Ban lãnh đạo Cục mong muốn các chị em ngành thuế Long An luôn xây dựng lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu, quan tâm đến lợi ích của cộng đồng và xã hội./.
Mộng Tuyền - Chi đoàn cơ sở Cục Thuế
| 23/10/2023 2:00 CH | Đã ban hành | Approved | | Đảng ủy cơ quan Tổng cục Thuế triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW | Đảng ủy cơ quan Tổng cục Thuế triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW | |
Đảng ủy cơ
quan Tổng cục Thuế đã đưa ra 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong
giai đoạn mới tại Chương trình hành động số 46-CTR/ĐU thực
hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW một cách đồng bộ, toàn diện, trọng tâm, trọng điểm.

Tiếp tục cải cách, chú trọng kỷ luật, kỷ cương và đẩy mạnh
chuyển đổi số hầu hết các lĩnh vực quản lý thuế là nhiệm vụ được ưu tiên hàng
đầu của Đảng ủy cơ quan Tổng cục Thuế
Đảng ủy cơ
quan Tổng cục Thuế đã ban hành Chương trình hành
động số 46-CTR/ĐU ban hành ngày 29/9/2023 về thực hiện
Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu BCH TW Đảng khóa
XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong
giai đoạn mới.
Theo đó, Chương trình
hành động được Đảng ủy cơ quan Tổng cục Thuế ban hành nhằm mục
tiêu tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các quan
điểm, mục tiêu, chủ trương và chính sách đã được đề ra trong Nghị quyết số
27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu BCH TW Đảng khóa XIII về tiếp
tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn
mới; Kế hoạch số 11-KH/TW ngày 28/11/2022 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số
77/NQ-CP ngày 12/5/2023 của Chính phủ và Chương trình hành động số 01-CTr/BCSĐ
ngày 17/8/2023 của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết số
27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu BCH TW Đảng khóa XIII về tiếp
tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn
mới.
Tại Chương trình hành
động, Đảng ủy cơ quan Tổng cục Thuế đưa ra 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, bao gồm:
Một là, tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, phổ
biến nội dung của Nghị quyết số 27-NQ/TW để cán bộ, công chức, viên chức của
Tổng cục Thuế có hiểu biết đúng, đầy đủ các nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng
của Nghị quyết số 27-NQ/TW và việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.
Bên cạnh đó, Đảng
ủy cơ quan Tổng cục Thuế yêu cầu các Cấp ủy Đảng, Thủ trưởng các
đơn vị thuộc Tổng cục Thuế lãnh đạo, chỉ đạo nghiên cứu sâu, phân tích và tổ
chức thảo luận những nội dung của Nghị quyết số 27-NQ/TW, nhất là các nội dung
liên quan trực tiếp đến lĩnh vực và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; xác định,
lựa chọn nội dung thiết thực, phù hợp để đưa vào sinh hoạt thường kỳ và chuyên
đề của chi bộ.
Hai là, tiếp tục tham mưu xây dựng, hoàn thiện
hệ thống pháp luật thuế bảo đảm đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, ổn
định, khả thi, dễ tiếp cận, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người
dân, tổ chức, doanh nghiệp làm trung tâm, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, cải cách
hành chính, phòng chống tham nhũng để xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền XHCN.
Đặc biệt, đẩy mạnh ứng
dụng các công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong dự báo, phân tích
chính sách, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế.
Ba là, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nhằm
nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; Công tác tuyên truyền,
hỗ trợ, phổ biến pháp luật cho người nộp thuế về chính sách, pháp luật về thuế.
Bốn là, tiếp tục thực hiện cải cách hành chính
và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước thuộc chức năng, nhiệm vụ của
Tổng cục Thuế theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW.
Để tiếp tục thực hiện
cải cách hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục
Thuế gắn với thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm
2030, Đảng ủy cơ quan Tổng cục Thuế đề ra 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, đó
là:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh tục cách tổ chức bộ
máy; công vụ, công chức; hành chính điện tử và chuyển đổi số.
Thứ hai, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt
giảm các thủ tục không cần thiết, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp,
cản trở cạnh tranh lành mạnh; áp dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến; xây
dựng nền kinh tế số, chính phủ số, xã hội số.
Thứ ba, tiếp tục cải cách, nâng cao hiệu quả
chất lượng dịch vụ công. Bên cạnh đó, xây dựng, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu
chuyên ngành; đẩy mạnh kết nối, trao đổi dữ liệu, thông tin với các cơ quan, tổ
chức theo quy định của pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước của ngành
Thuế.
Đảng ủy cơ quan Tổng
cục Thuế yêu cầu các cấp ủy đảng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục có trách
nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc Chương trình hành động này. Các
Cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, tổ chức, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn
viên nêu cao trách nhiệm, quyết tâm chính trị, tinh thần tự giác, gương mẫu,
phát huy tính chủ động, sáng tạo để thực hiện quyết liệt, hiệu quả Nghị quyết.
(Phòng CNTT trích đăng từ nguồn Trang
thông tin Tổng cục Thuế)
| 18/10/2023 9:00 SA | Đã ban hành | Approved | | Đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, đảm bảo an ninh tiền tệ trên địa bàn tỉnh | Đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, đảm bảo an ninh tiền tệ trên địa bàn tỉnh | |
Ngày 11/10/2023, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về việc đẩy mạnh
kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu
thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ trên địa bàn tỉnh Long An.
Mục đích kế hoạch nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước về thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử; chống thất thu thuế, góp phần
tăng cường nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đảm bảo công bằng trong việc xác định
nghĩa vụ về thuế giữa các hoạt động kinh doanh truyền thống (kinh doanh mua bán
trực tiếp) với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của các tổ chức, cá nhân
nhằm tạo sự đồng thuận trong cộng đồng người nộp thuế và toàn xã hội; nâng cao
ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh
thương mại điện tử trong việc chấp hành tốt nghĩa vụ kê khai, nộp thuế theo quy
định. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chức năng liên quan trong việc phối
hợp cung cấp thông tin về các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử;
xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh
công tác thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
kinh doanh thương mại điện tử nhằm xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
Theo đó, Cục Thuế tỉnh chỉ đạo Chi cục Thuế khu vực, huyện tổ chức
xây dựng kế hoạch tuyên truyền rộng rãi đến cộng đồng dân cư các quy định pháp
luật về hoạt động thương mại điện tử, chính sách thuế, thủ tục đăng ký kê khai,
nộp thuế thông qua các dịch vụ điện tử, hệ thống cơ sở hạ tầng điện tử. Tăng cường
công tác tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh
thương mại điện tử, có phát sinh thu nhập từ các đơn vị sở hữu các nền tảng trực
tuyến. Qua đó, tạo điều kiện cho các đơn vị nắm đầy đủ các nội dung về nghĩa vụ
kê khai, nộp thuế đối với thu nhập từ hoạt động thương mại điện tử, tạo môi trường
cạnh tranh bình đẳng góp phần hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại
điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng, xây dựng thị trường thương mại điện tử
lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững.
Đồng thời, tuyên truyền trách nhiệm của các cơ quan thanh toán về
việc cung cấp thông tin, chia sẽ dữ liệu, kiểm tra đối với hoạt động thương mại
điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi
các tổ chức, cá nhân trong nước, các nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở
thường trú tại Việt Nam; xử lý vi phạm đối với các tổ chức cung cấp cung cấp dịch
vụ viễn thông, quảng cáo trên môi trường mạng, các sản phẩm, dịch vụ phần mềm,
các sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số và các sản phẩm, dịch vụ thông qua
các nền tảng số trong nước và xuyên biên giới có vi phạm pháp luật thuế.
Đối với nhiệm vụ quản lý thuế, chống thất thu thuế, triển khai
và tổ chức tốt công tác quản lý thuế, chống thất thu thuế đối với hoạt động
kinh doanh thương mại điện tử theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản
hướng dẫn thi hành. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thu thập thông tin của
các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại điện tử hoặc
ngành, nghề có liên quan đến việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ thông qua môi trường
mạng trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo các Chi cục Thuế khu vực, huyện tăng cường phối
hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để phát hiện, nắm bắt các tổ chức, cá
nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn nhưng không đăng
ký kê khai, nộp thuế theo quy định.
Trên cơ sở dữ liệu đã thu thập được, phối hợp với các sở, ngành
và địa phương có liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu về các tổ chức, cá nhân kinh
doanh thương mại điện tử đã đăng ký kê khai, nộp thuế hoặc chưa đăng ký kê
khai, nộp thuế; đồng thời triển khai xây dựng đề án quản lý thuế đối với hoạt động
kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh để thực hiện có hiệu quả các biện
pháp, giải pháp quản lý thuế theo quy định, chống thất thu ngân sách nhà nước.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao
nhận hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, qua đó
xác định được các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử,
doanh thu kinh doanh thương mại điện tử của các tổ chức, cá nhân này./.
(Phòng CNTT - nguồn từ: https://longan.gov.vn)
| 16/10/2023 10:00 SA | Đã ban hành | Approved | | Tổng cục Thuế tổ chức Hội nghị trực tuyến tọa đàm về công tác quản lý | Tổng cục Thuế tổ chức Hội nghị trực tuyến tọa đàm về công tác quản lý | |
Sáng ngày 13/10, Tổng cục Thuế tổ chức Hội nghị trực tuyến tọa
đàm về công tác quản lý. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 64
điểm cầu gồm trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế và các điểm cầu tại 63 trụ sở Cục Thuế
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân
Thành chủ trì hội nghị. Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành phát biểu chỉ đạo hội nghị
Tham dự có Lãnh đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc cơ quan Tổng cục
Thuế và Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giảng viên cao cấp
PGS-TS. Lưu Kiếm Thanh - nguyên Phó giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia trực
tiếp tham gia tọa đàm tại hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Tổng cục trưởng Mai
Xuân Thành cho biết, ngành Thuế là ngành có quy mô lớn, được tổ chức theo hệ thống
dọc từ Trung ương đến địa phương; quản lý số lượng công chức, viên chức, người
lao động lớn (trong đó, tổng biên chế được giao năm 2023 là 38.341), có nhiệm vụ
chính trị được giao gắn với nhiệm vụ thu NSNN nên có khối lượng công việc rất lớn,
phải xây dựng và triển khai nhiều biện pháp để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ. Giảng viên cao cấp PGS-TS. Lưu Kiếm Thanh trao đổi, chia sẻ kiến
thức, kinh nghiệm với lãnh đạo các đơn vị
Với vị trí quan trọng như vậy, Tổng cục trưởng
Mai Xuân Thành cho rằng để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, trước hết
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành Thuế cần nâng cao vai trò và
năng lực chỉ đạo, điều hành nhất là chức trách của người đứng đầu và tập thể
lãnh đạo đơn vị.
Tổng cục trưởng đánh giá, thực tiễn triển
khai công tác thuế trong thời gian vừa qua cho thấy, về cơ bản, lãnh đạo các
đơn vị đều đã thực hiện tốt công tác chỉ đạo, điều hànhnhiệm vụ được giao và đã
tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc việc tăng cường quản lý, đẩy mạnh công
tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính khi
thi hành công vụ.
“Tuy nhiên, để không để xảy ra những vụ việc
gây hậu quả và tác động tiêu cực do sự quan liêu trong quản lý, thiếu trách nhiệm,
tắc trách, vô kỷ luật trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ đòi hỏi đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra công
vụ, quản lý cán bộ, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm những vi phạm để tăng cường
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ người dân.” - Tổng cục trưởng Mai
Xuân Thành nhấn mạnh.
Tại buổi tọa đàm, Giảng viên cao cấp PGS-TS. Lưu Kiếm Thanh -
nguyên Phó giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia đã trực tiếp trao đổi, chia sẻ
kiến thức, kinh nghiệm với lãnh đạo các đơn vị về khoa học tổ chức quản lý công
vụ.
Cũng tại hội nghị, lãnh đạo các đơn vị đã có nhiều tham luận
cũng như ý kiến trao đổi về thuận lợi, khó khăn, chia sẻ những kinh nghiệm, đề
xuất những giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo,
quản lý. Qua đó nâng cao chất lượng, năng lực lãnh đạo góp phần xây dựng
ngành Thuế ngày càng vững mạnh. Quang cảnh tại điểm cầu các Cục Thuế địa phương
Phát biểu kết luận, Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành nhấn mạnh, buổi
tọa đàm là cơ hội để lãnh đạo các đơn vị trong toàn ngành Thuế cùng nhau chia sẻ
những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tại đơn
vị; nhất là trong bối cảnh cuối năm 2023, ngành Thuế đang tập trung triển khai
nhiều giải pháp trọng tâm để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.
Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành tin tưởng và hy vọng rằng, qua hội nghị này sẽ
góp phần mang lại cho các cấp lãnh đạo những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích và
quý báu trong công tác điều hành, quản lý.
(Phòng CNTT trích nguồn từ Website Tổng cục Thuế Việt Nam)
| 16/10/2023 8:00 SA | Đã ban hành | Approved | | Khai mạc kỳ thi tuyển dụng công chức thuế năm 2023 khu vực miền Nam | Khai mạc kỳ thi tuyển dụng công chức thuế năm 2023 khu vực miền Nam | |
Tiếp
theo kế hoạch tổ chức thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2023, chiều
ngày 09/10/2023, tại Trường Sỹ quan Lục
quân 2 (Đại học Nguyễn Huệ) tỉnh Đồng Nai, Hội đồng thi tuyển công
chức Tổng cục Thuế tổ chức khai mạc kỳ thi tuyển công chức năm
2023 khu vực miền Nam. Phó Tổng cục
trưởng Tổng cục Thuế Vũ Chí Hùng - Chủ tịch Hội đồng tham dự và chủ trì Lễ khai
mạc.

Chủ tịch Hội đồng Vũ Chí Hùng phát biểu khai
mạc kỳ thi.
Tham dự Lê khai mạc có
Vụ trưởng Vụ TCCB Tổng cục Thuế Dương Văn Hùng - Phó Chủ tịch Hội
đồng, Trung tướng Nguyễn Xuân Sơn - Chính ủy Trường Trường Sỹ quan Lục
quân 2, Đoàn Kiểm tra Bộ Tài chính, Ban giám sát của Tổng cục Thuế và các ban
giúp việc thuộc Hội đồng thi.
Phát
biểu chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng Vũ Chí Hùng cho biết, với tinh thần làm việc
tích cực, khẩn trương, thận trọng, Hội đồng tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2023 đã tổ chức thành công, an toàn các vòng thi tuyển tại
khu vực miền Bắc (từ ngày 10-18/9/2023) và miền Trung (từ ngày 27/9 đến ngày
03/10/2023) cho 6.559 thí sinh đăng ký dự tuyển vào Cơ quan Tổng cục Thuế, 42
Cục Thuế các tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Bắc và miền Trung.
Chủ
tịch Hội đồng nhấn mạnh, kỳ thi tuyển công chức là sự kiện chính trị có ý nghĩa
quan trọng của ngành Thuế, Tổng cục Thuế mong muốn tuyển dụng được cho 20 Cục
Thuế các tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Nam những công chức có năng lực,
trình độ, nhiệt tâm, nhiệt huyết vì sự phát triển của ngành Thuế.
Theo
đó, việc tuyển chọn đội ngũ công chức có chất lượng vào cơ quan hành chính nhà
nước là việc làm hết sức quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cải cách
hành chính, xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả, tác động
tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Quảng cảnh Lễ khai mạc
“Bộ
Tài chính, Tổng cục Thuế xác định trao cơ hội bình đẳng cho các công dân được
tham gia vào bộ máy hành chính nhà nước. Vì vậy, trong kỳ thi tuyển công chức
lần này, Lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã quán triệt phải thực hiện một
cách minh bạch, công khai, khách quan, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng cho
tất cả thí sinh. Các cán bộ coi thi, các thư ký, cùng Ban giúp việc
kỳ thi tiếp tục phát huy những điểm tốt đã đạt được và khắc phục những vấn đề
còn tồn tại; nghiêm túc chấp hành các nội quy, quy chế theo quy định để kỳ thi
diễn ra được thuận lợi, công bằng và an toàn” - Chủ tịch Hội đồng Vũ Chí
Hùng đặc biệt nhấn mạnh.
Kỳ
thi tuyển công chức thuế khu vực miền Nam dự kiến có 2.655 thí sinh dự tuyển
vào 20 Cục Thuế các tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Nam. Theo đó, kỳ thi sẽ
diễn ra 02 vòng thi, thi tuyển vòng 1 theo hình thức thi trắc nghiệm trên
máy tính đối với môn thi Kiến thức chung và môn Ngoại ngữ diễn ra trong 02 ngày,
từ ngày 10/10 đến ngày 11/10/2023. Thí sinh vượt qua vòng 1 sẽ được tham gia
thi tuyển vòng 2, thi viết về chuyên môn nghiệp vụ, dự kiến thi ngày
17/10/2023.
(Phòng CNTT Cục Thuế trích đăng từ nguồn Trang
thông tin Tổng cục Thuế) | 10/10/2023 8:00 SA | Đã ban hành | Approved | | Ngành Thuế hưởng ứng ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2023 ngày 10/10/2023 | Ngành Thuế hưởng ứng ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2023 ngày 10/10/2023 | |
Nội dung:
Ngày Chuyển đổi số quốc gia là sự kiện giúp nâng cao nhận thức của toàn dân về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với cuộc sống nói riêng của mỗi người và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung của Đất nước. Với quan điểm chuyển đổi số để giúp giải quyết các vấn đề của cuộc sống, chuyển đổi số “vị” nhân sinh, thì tinh thần xuyên suốt là ngày nào cũng là ngày chuyển đổi số, vì cuộc sống tiếp diễn liên tục, không ngừng đặt ra những vấn đề mới. Vì thế, Ngày Chuyển đổi số quốc gia còn là ngày mà mỗi cá nhân, tổ chức dừng lại một chút để cảm nhận về những gì còn chưa làm được, về những gì đã làm được, về quá khứ, hiện tại và tương lai. Ngày Chuyển đổi số quốc gia đánh dấu ý nghĩa của chuyển đổi số như là một phương thức phát triển mới của Đất nước trong thời gian tới, mở ra những không gian mới cho sự phát triển. Chuyển đổi số không phải là thêm một việc mới, mà chuyển đổi số là thêm một cách làm mới cho những việc hiện tại.
Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục Thuế đã có văn bản số 4334/TCT-CC ngày 29/9/2023 “Về việc Hướng dẫn ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2023” với các nôi dung sau:
1. Xây dựng khẩu hiệu chào mừng ngày chuyển đổi số trên các bảng điện tử, màn hình công cộng từ 01/10/2023 đến hết ngày 10/10/2023 với khẩu hiệu:“CHÀO MỪNG NGÀY CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA 10/10 – KHAI THÁC DỮ LIỆU SỐ ĐỂ TẠO RA GIÁ TRỊ”
2. Phổ cập, truyền thông bộ nhận diện ngày chuyển đổi số quốc gia 2023
3. Khuyến khích cán bộ, công chức, người lao động ngành Thuế hưởng ứng trên không gian mạng bằng cách thay đổi thay đổi ảnh nhận diện có kèm khung hình nhận diện Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2023.
4. Giới thiệu các cơ sở dữ liệu mới được xây dựng hoặc đang được xây dựng để người nộp thuế nắm bắt kịp thời.
5. Lan tỏa mạnh mẽ đến toàn thể cán bộ, công chức người lao động tại cơ quan thuế hiểu rõ hơn về vai trò, ý nghĩa, lợi ích và tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia đã được lập kế hoạch, thực hiện có hiệu quả Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo kế hoạch chuyển đổi số quốc gia của Bộ Tài chính./.
Phòng Công nghệ thông tin Cục Thuế | 09/10/2023 10:00 SA | Đã ban hành | Approved | | Cục Thuế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả công tác thuế tháng 9 năm 2023, triển khai nhiệm vụ công tác thuế tháng 10 năm 2023 | Cục Thuế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả công tác thuế tháng 9 năm 2023, triển khai nhiệm vụ công tác thuế tháng 10 năm 2023 | |
Chiều ngày 05/10/2023, Cục Thuế tỉnh Long An tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến đánh giá kết quả công tác thuế tháng
9
năm 2023 và triển khai nhiệm vụ tháng 10 năm 2023.
Tham dự hội nghị tại điểm cầu Cục Thuế có đồng chí Nguyễn Văn Thủy- Bí thư Đảng ủy - Cục trưởng Cục Thuế chủ trì hội nghị, các đồng chí lãnh đạo Cục Thuế, lãnh đạo các phòng, Văn phòng và công chức thuộc Cục Thuế; tại 8 điểm cầu Chi cục Thuế huyện, khu vực có lãnh đạo Chi cục thuế và công chức thuộc Chi cục Thuế.
Tại hội nghị, Chánh Văn phòng thông qua Báo cáo đánh giá công tác thuế tháng
9
và phương hướng nhiệm vụ tháng
10 năm 2023. Theo số liệu báo cáo, tổng thu ngân sách tháng 9 năm 2023 ngành Thuế Long An thu được 793,62 tỷ đồng, lũy kế
9 tháng thu được
là
11.415,21
tỷ đồng, đạt 76,8% so dự toán TW, đạt 72,8% dự toán ĐP, bằng 86,2% so cùng kỳ năm 2022.
Sau khi nghe
ý kiến
tham luận
của 1 số đơn vị gồm: Phòng Nghiệp vụ dự toán pháp chế, Kê khai và kế toán thuế, Quản lý hộ
kinh doanh cá nhân và thu khác, Thanh tra kiểm tra 1, 3, Chi cục Thuế
huyện Bến Lức,
Chi cục Thuế khu
vực Đức Hòa- Đức Huệ; Tân Thạnh-Thạnh Hóa
và ý kiến phát biểu của các đồng chí Phó Cục trưởng Cục Thuế về kết quả những nội dung công việc được phân công phụ trách.

Đồng chí Nguyễn Văn Thủy: Bí thư Đảng ủy - Cục trưởng Cục Thuế đánh giá
chung tình hình công việc của từng đơn vị, bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn những hạn chế, tồn đọng và chỉ đạo các đơn vị sớm khắc phục các tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ. Thu
ngân
sách
nhà
nước
các tháng cuối năm 2023 còn rất nhiều
khó khăn, thách thức trong bối cảnh tình hình hoạt động SXKD của nhiều doanh nghiệp gặp khó
khăn,
ngành Thuế cần tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp quản lý thu thuế
cụ thể như sau:
-
Phát động phong trào thi đua quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2023 do trung ương và địa phương giao.
- Toàn hệ thống chính trị
nỗ lực tối đa, tiếp tục tăng cường quản lý theo sát tất cả các chức năng quản lý thu thuế theo từng phòng, từng đội (từ khâu đăng ký kê khai, nộp thuế, thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ, tuyên truyền hỗ trợ…) theo đó đòi hỏi tất cả các chức năng tổ chức quản lý thu thuế đảm bảo thông suốt, đúng quy định và thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất
khác.
- Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ đồng hành cùng người nộp thuế (NNT),
đồng hành đảm bảo tuân thủ pháp luật thuế trên tất cả các khâu, chức năng quản lý thu thuế;
tuyên truyền, hỗ trợ phổ biến kịp thời các chính sách về miễn, giảm thuế, tiền thuê đất,...tạo thuận lợi tối đa cho
NNT
gắn với cải cách hiện đại hóa ngành Thuế và
luôn xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong công tác tổ chức quản lý thu thuế.
-
Các địa phương cần
tích cực, chủ động, quyết liệt hơn nữa trong việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; theo dõi chặt chẽ tiến độ thu, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn, từng khu vực thu, sắc thuế;
tổ chức rà soát, đánh giá sâu sát các lĩnh vực, khoản thu giảm, nguyên nhân đề xuất giải pháp cụ thể
để thu kịp thời, dự báo thu hàng tháng sát đúng với thực tế phát sinh.
-
Tăng cường thực hiện nhiệm vụ, giải pháp thanh tra kiểm tra năm 2023: Thực hiện hoàn thành chỉ tiêu thanh tra kiểm tra năm
2023, các phòng TTKT, Chi cục Thuế cần đề ra kế hoạch chi tiết, cụ thể đảm bảo thực hiện hoàn thành 100% chỉ tiêu thanh tra kiểm tra do Tổng cục Thuế
giao;
Nâng cao chất lượng các cuộc
thanh tra kiểm tra, ngoài việc hoàn thành về mặt số lượng, các cuộc thanh tra kiểm tra cần chú trọng nâng cao chất lượng, từng công chức làm nhiệm vụ thanh tra kiểm tra cần phân tích, rà soát, nhận diện rõ mục tiêu và nội dung cần thực hiện, đồng thời với việc phân tích rủi ro, xử lý các sai phạm sau
thanh tra
kiểm tra theo đúng quy
định.
- Đối với
công tác hoàn thuế GTGT, tập trung giải quyết các hồ sơ hoàn thuế đảm bảo công khai, minh bạch, thực hiện giải quyết hoàn thuế đúng thẩm quyền, đúng quy định pháp luật, đúng Quy trình hoàn thuế ban hành theo Quyết định số 679/QĐ-TCT ngày 31/5/2023 của Tổng cục Thuế. Tập trung cho việc xác minh hóa đơn, xác định công tác xác minh hóa đơn là nhiệm vụ quan trọng trong phòng, chống gian lận hoàn thuế, quản lý rủi ro trong công tác hoàn thuế.
- Tập trung triển khai thực hiện tốt các giải pháp kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, cưỡng chế nợ thuế nhằm thu dứt điểm nợ thuế năm trước chuyển sang,
phấn đấu hạn chế tối đa phát sinh các khoản nợ thuế mới, đặc biệt các khoản tiền thuế, tiền thuê đất phải nộp khi hết thời gian được gia hạn; phân loại các khoản nợ thuế để thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp theo quy định.
Thực hiện việc đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng những trường hợp trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ, nợ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
- Kiểm soát thực hiện tốt công tác quản lý hộ:
Thực hiện quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh đảm bảo theo đúng quy định.
Đẩy mạnh rà soát khai thác các nguồn thu từ cho thuê tài sản, cá nhân kinh doanh thầu xây dựng, kinh doanh thương mại điện tử, quản lý tốt đối với hộ kê khai, chống thất thu, bỏ sót hộ; giám sát chặt chẽ việc ngừng, nghỉ kinh doanh của các hộ, cá nhân kinh doanh nhằm chống thất thu trong lĩnh vực hộ, cá nhân kinh doanh khoán thuế.
-
Quyết liệt, đẩy mạnh sớm tăng thu từ đất: giải quyết nhanh nhất các thủ tục về đất đai, xử lý các vướng mắc nhằm nâng cao chất lượng phục vụ giải quyết thủ tục hành chính về đất đai cho người người nộp thuế; kiến nghị các Sở, ngành giải quyết kịp thời các vướng mắc về đất đai để đưa các dự án sớm đi vào triển khai thực hiện, đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách.
-
Phối hợp với các Sở, ban, ngành để nắm thông tin về các dự án đầu tư, giấy phép xây dựng,... qua đó để thu kịp thời đối với thầu xây dựng dân dụng và công nghiệp.
-
Triển khai các giải pháp để tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác chống thất thu kinh doanh bất động sản: các CCT phối hợp với các cơ quan chuyên môn của địa phương khẩn trương rà soát,
khắc phục
những
hạn chế trong việc kiểm soát hồ sơ chuyển nhượng bất động sản,
chấn chỉnh và xử lý kịp thời các hành vi khai không đúng giá thực tế chuyển nhượng, làm giảm nghĩa vụ tài chính phải nộp,
đẩy mạnh việc kiểm tra nhằm phát hiện rủi ro để kịp thời chuyển cơ quan điều tra.
Đồng thời, đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản để người dân, doanh nghiệp hiểu, đồng thuận và tự giác chấp hành.
-
Tăng cường công tác quản lý hóa đơn, chứng từ, chú trọng đến tình hình sử dụng hóa đơn, chứng từ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra để phát hiện việc sử dụng hóa đơn giả, trục lợi trong hoàn thuế nhằm chiếm đoạt ngân sách nhà nước, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức tháng cao điểm thực hiện phòng, chống các tổ chức, cá nhân mua, bán, sử dụng hóa đơn không hợp pháp trong tháng 10/2023 và thực hiện thường xuyên liên tục trong các tháng cuối năm 2023.
-
Thực hiện đầy đủ, đồng bộ công tác quản lý nội ngành như công tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra nội bộ, công tác phòng, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác tài vụ, quản trị, quản lý tài chính, quản lý tài sản, xây dựng cơ bản.
Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ.
P.TTHT | 06/10/2023 4:00 CH | Đã ban hành | Approved | | Hóa đơn điện tử đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp | Hóa đơn điện tử đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp | | Đó là khẳng định của
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh tại Hội thảo “Góp ý dự thảo
nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về
hóa đơn, chứng từ” do Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và
Tổng cục Thuế phối hợp tổ chức ngày 05/10 tại Hà Nội. 
Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh phát biểu tại hội thảo Chia sẻ tại hội thảo,
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết, cuộc CMCN 4.0 đã và
đang tác động mạnh mẽ, sâu rộng, đa diện tới đời sống xã hội, làm thay đổi quan
hệ xã hội, quan hệ pháp luật và công nghệ quản lý. Theo đó là sự phát
triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) đòi hỏi các quốc gia phải nâng cao năng lực quản trị công và hoàn thiện
pháp luật, mà trước hết là xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử để tiến tới Chính
phủ số và Chính phủ thông minh. Chính
vì vậy tại Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội
XIII của Đảng đã nhấn mạnh trọng tâm là đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử,
tiến tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số một cách phù hợp, thực chất và
hiệu quả. Phó Tổng cục trưởng
Đặng Ngọc Minh chia sẻ, đối với ngành Tài
chính, việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính là cực kỳ quan trọng
góp phần thực hiện Chính phủ điện tử, trong đó cơ sở dữ liệu quốc gia về hóa
đơn điện tử (HĐĐT) được đánh giá là nền tảng cơ bản của cơ sở dữ liệu quốc gia
về tài chính. Thực
hiện Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, căn cứ Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày
26/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị
định số 123 quy định về hóa đơn, chứng từ với mục tiêu là áp dụng HĐĐT đối với
các doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh và khuyến khích cơ quan, tổ
chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định
về HĐĐT trước ngày 01/7/2022. Kết
quả đến nay đã có 100% doanh nghiệp, tổ chức (851.372 đơn vị) và 100% hộ, cá
nhân kinh doanh (65.576 hộ, cá nhân kinh doanh) theo phương pháp kê khai tại 63
tỉnh, thành phố đã chuyển đổi sang sử dụng HĐĐT theo Nghị định số
123/2020/NĐ-CP. Lũy
kế đến ngày 30/9, trên cả nước đã có tổng số 5.303.314.884 hóa đơn điện tử đã
được tiếp nhận và xử lý (trong đó: HĐĐT có mã: 1.545.548.893; HĐĐT không có mã:
1.391.746.124; HĐĐT không mã gửi Bảng tổng hợp: 2.364.874.653; HĐĐT theo từng
lần phát sinh: 1.145.214). Đồng
thời đến nay tổng số cơ sở kinh doanh (CSKD) đã đăng ký thành công áp dụng HĐĐT
khởi tạo từ máy tính tiền là 33.470 CSKD, số lượng hóa đơn sử dụng là
33.228.686 hóa đơn. Việc sử dụng HĐĐT trên cả nước đã góp phần hỗ trợ cơ quan
thuế trong việc quản lý rủi ro, quản lý thuế, hỗ trợ cơ quan thuế thực hiện kết
nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu HĐĐT cho các cơ quan khác của nhà nước, dữ
liệu về HĐĐT là nền tảng quan trọng để quản lý thuế hiệu quả, là động lực cho
công cuộc chuyển đổi số của ngành thuế nói riêng và góp phần thúc đẩy chuyển
đổi số trong doanh nghiệp và của xã hội nói chung. Với
các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, việc áp dụng HĐĐT góp phần làm giảm chi phí
quản lý, sử dụng hóa đơn, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp,
giảm thiểu nhiều rủi ro so với sử dụng hóa đơn giấy. 
Quang cảnh hội thảo Tại hội thảo, Phó
Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh cho biết, Tổng cục Thuế ghi nhận kiến nghị
của doanh nghiệp về xuất hoá đơn từ máy tính tiền. Theo đó, cơ quan thuế sẽ
nghiên cứu, sửa đổi phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Dự
kiến việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 123 sẽ tập trung vào 6 nội dung cơ
bản sau: Một là, cần sửa đổi, bổ sung các quy định về
nguyên tắc lập hóa đơn, thời điểm lập hóa đơn, nội dung hóa đơn, xử lý hóa đơn
lập sai nhằm quy định minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện. Hai là, bổ sung giải pháp nhằm phòng ngừa, hạn
chế gian lận khi doanh nghiệp đăng ký sử dụng hóa đơn và trong quá trình sử
dụng hóa đơn điện tử. Ba là, hoàn thiện các quy định liên quan đến
quản lý, sử dụng biên lai, chứng từ điện tử. Bốn là, bổ sung quy định về trách nhiệm của tổ
chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử; trách nhiệm của cán bộ thuế trong trường
hợp đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo quy định. Năm là, hoàn thiện quy định về tra cứu, cung cấp
sử dụng thông tin HĐĐT. Sáu là, hoàn thiện các biểu mẫu theo hướng đơn
giản, minh bạch, dễ hiểu. “Tổng
cục Thuế sẽ luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp trong quá trình triển khai áp
dụng HĐĐT để đảm bảo các doanh nghiệp sẽ thu được lợi
ích tối đa trong quá trình sử dụng HĐĐT, đảm bảo hạn chế các gian lận về hóa đơn để cùng chung tay xây dựng
Chính phủ điện tử góp phần phát triển kinh tế xã hội.” - Phó Tổng
cục trưởng Đặng Ngọc Minh nhấn mạnh. (Phòng CNTT trích đăng nguồn từ website
Tổng cục Thuế Việt Nam) | 06/10/2023 9:00 SA | Đã ban hành | Approved |
|